Tình hình hoạt động sản xuất tại KCN Mỹ Phước

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường (Trang 71)

3.3.1 Các loại hình sản xuất

KCN Mỹ Phước mang tính chất là KCN đa nghành với các loại hình công nghiệp dự kiến (theo ĐTM đã được duyệt) đa dạng như sau:

a. Công nghiệp nhẹ gồm:

+ Lắp ráp và sản xuất các linh kiện điện tử và vi điện tử.

+ May mặc và dệt may.

+ Thủ công mỹ nghệ. b. Công nghiệp cơ khí.

d. Công nghiệp sx vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất. e. Công nghiệp chế biến gỗ.

f. Công nghiệp chế biến nông sản, chế biến lương thực, thực phẩm.

g. Công nghiệp nhựa, cao su thành phẩm. h. Dụng cụ thể dục thể thao, đồ chơi. 3.3.2 Các sản phẩm chính

Hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ KCN Mỹ Phước rất đa dạng, các sản phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Các sản phẩm gồm: linh kiện xe máy, ô tô (đồ nhựa, giảm xóc…). Linh kiện điện, điện tử, quần áo may mặc sẵn, thức ăn chăn nuôi, đồ gỗ xuất khẩu, xi mạ, sơn sản phẩm kim loại, sản phẩm điện công nghiệp, động cơđiện, mô tơđiện, găng tay, nhựa đường, bao bì nhựa, bảng mạch điện tử, lò xo…

3.4 Các nguồn gây ô nhiễm chính trong KCN Mỹ Phước 3.4.1 Nước thải 3.4.1 Nước thải

Hiện tại, tổng lượng nước cấp cho toàn KCN Mỹ Phước là 14000 m3/ngày/đêm. Trong đó ước tính tổng lượng nước thải ra nguồn tiếp nhận 14000 m3 x 80% = 11200 m3.

3.4.1.1 Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt tại KCN Mỹ Phước phát sinh từ việc rửa tay chân, tắm giặt, vệ sinh, ăn uống. Lượng nước thải này tập trung chủ yếu từ các nhà máy có số lượng công nhân đông như: các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bảng mạch điện tử, công ty may…

Tổng lượng nước thải sinh hoạt của KCN Mỹ Phước thải ra nguồn tiếp nhận với lưu lượng là 1500 m3/ngày. Được tính như sau:

+ Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính theo quy định 20 TCN-33-85 của Bộ Xây Dựng là 25 lít/người/ca làm việc.

+ Nước dùng cho nhu cầu ăn uống, chuẩn bị bữa ăn của công nhân được tính theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474- 87 là 25 lít/người/bữa ăn.

 Lượng nước thải sinh hoạt = 30.000 x 50 lít/người = 1.500m3 Về đặc điểm và tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh. Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt Tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khư vực.

3.4.1.2 Nước thải sản xuất

Đặc trưng nước thải sản xuất trong KCN Mỹ Phước được chia theo

đặc thù sản xuất của các công ty/nhà máy.

Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhiễm bẩn vô cơ chứa kim loại nặng trong nước thải xuất hiện ở một số ngành công nghiệp đặc trưng, ảnh hưởng của các chất vô cơ chứa kim loại nặng gây ra trong môi trường nước rất khó phát hiện, vì chúng không gây ra mùi, một số chất không màu.

Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhiễm bẩn hữu cơ, đây là dạng ô nhiễm phổ biến, rất đặc trưng ở các KCN Mỹ Phước; hầu hết các chất hữu cơ đều có thời gian phân hủy ngắn, phát sinh mùi hôi lan tỏa ra không khí xung quanh, mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào trình độ và quy mô sản xuất, chế biến nguyên liệu và nguồn nguyên liệu.

Về đặc điểm và tính chất của lượng nước thải này chứa các kim loại nặng , dầu khoáng, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng…Nếu trực tiếp thải ra môi trường

không qua công đoạn xử lý đạt tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực.

Tổng lượng nước thải công nghiệp của KCN Mỹ Phước thải ra nguồn tiếp nhận với lưu lượng khoảng:

11200 m3/ngày – 1500 m3/ngày = 9700 m3/ngày. 3.4.1.3 Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn được quy ước là nước thải sạch, tuy nhiên khi chảy tràn trên mặt bằng của KCN sẽ cuốn theo các chất cặn bã, các chất vô cơ, các chất độc hại rơi vãi … nên cũng có khả năng gây ô nhiễm.

3.4.2 Khí thải

Mỗi ngành công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm không khí có đặc trưng rất khác nhau, do vậy rất khó xác định hết tất cả các chất ô nhiễm và tải lượng thải vào môi trường không khí. Tuy nhiên, căn cứ vào từng loại hình sản xuất công nghiệp có thể phân ra các nguồn phát sinh ô nhiễm không khí chính như sau:

Bảng 10: Thành phn khí thi phát sinh trong KCN M Phước

Nguồn phát sinh Thành phần khí

thải Loại hình sản xuất công nghiệp

Khí thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu. hầu hết các ngành công nghiệp hoạt động tại KCN Mỹ Phước đều sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau để làm chất đốt nhằm cung cấp năng Bụi, Cox, SO x, NO x, CxHy… - Các nhà máy cơ khí, luyện kim: Công ty YAZAKI EDS Vietnam, Công ty TNHH Tatung

VN

- Các nhà máy chế biến gỗ: Công ty TNHH công nghiệp gỗ

Kaiser VN, Công ty TNHH công nghiệp gỗ Grant Art

lượng. Hầu hết các loại nhiên liệu được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động sản xuất công nghiệp hầu hết là dầu DO, FO, … Khí thải phát sinh từ các công nghệ sản xuất. Tùy theo các loại hình công nghệ sẽ thải các khí thải chứa bụi hoặc hơi khí độc tương ứng. Sơ bộ có thể nhận diện được các chất ô nhiễm không khí tương

ứng với các loại ngành nghề sản xuất - Bụi, khói nhạt, hơi hóa chất (hợp chất chứa lưu huỳnh: H2SO4, SO2, H2S; hợp chất chứa Clo: HCl, Cl2), hơi dung môi aceton, xylen, toluen … - Các hợp chất hữu cơ - Phát sinh từ các ngành công nghiệp xi mạ, sản xuất sơn, sản xuất sản phẩm kim loại, cơ khí, nhựa, bao bì … Công ty TNHH Sơn ICI VN, Công ty TNHH Giấy Chánh Dương,…

- Sinh ra trong quá trình gia nhiệt

để ép nhựa, cao su: Kumho Tire INC (Korea)

- Sinh ra trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm: Công ty

thực phẩm Orion Việt Nam … Khí thải từ hoạt động của

các phương tiện vận tải, vân chuyển trong KCN

Khí thải, bụi

( Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát môi trường KCN Mỹ Phước)

3.4.3. Chất thải rắn

3.4.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt

+ Từ nhà ăn: thực phẩm thịt. cá, rau quả dư thừa, túi nilon,…

+ Từ khu văn phòng: giấy, vỏ lon, chai, nhựa,… + Từ khu vực vệ sinh

Tổng các loại chất thải rắn sinh hoạt của KCN Mỹ Phước thải ra 1778kg/ngày. Thống kê từ các nhà máy trong KCN Mỹ Phước qua phiếu thu thập thông tin từ các nhà máy và hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt.

3.4.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các nhà máy trong KCN Mỹ Phước rất đa dạng về thành phần và chủng loại (sự phân loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại dựa vào quyết định số: 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ). Phụ thuộc vào loại công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng sẽ phát sinh các loại chất thải tương ứng như

sau:

- Loại hình chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc:

phát sinh rác bã rau quả, bã còn lại sau khi lên men, xác động vật …chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, cùng các loại bao bì như PVC, PE, bao lác, đay …

- Loại hình công nghiệp may mặc: phát sinh chất thải rắn chủ

yếu là vụn vải, sợi chỉ dư thừa, các ống chỉ sau khi dùng xong … đây là chất thải không gây ô nhiễm về hóa tính nhưng khó phân hủy. Tuy nhiên, những chất thải này có thể tái sử dụng.

- Loại hình công nghiệp sành sứ và thủy tinh: là những nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác như: xây dựng. điện. điện tử … chất thải chủ yếu là các chất vô cơ bền vững không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, lâu ngày cũng sẽ bị phân hủy nên cũng có thể có những tác động xấu đối với con người. Chất thải loại này gồm các sản phẩm kém chất lượng bị loại bỏ, các sản phẩm bị vỡ, sứt mẻ, vụn không tái chếđược.

- Loại hình CN hóa chất và liên quan đến hóa chất: đó là các nhà máy sx sơn, mỹ phẩm, dược phẩm, … Tuy nhiên, các nhà máy này không tự sx hóa chất, nguyên liệu, nên chất thải rắn phát sinh chủ yếu là các loại bao bì đựng nguyên liệu…

- Loại hình CN cơ khí luyện kim và gia công các loại vật liệu kim loại: CTR chủ yếu là các vụn, mạt kim loại…

- Loại hình CN nhựa và chất dẻo: các chất thải rắn chủ yếu là các sản phẩm không hoàn chỉnh, các loại keo nhũ, bao bì đựng nguyên liệu…

- CN điện – điện tử: các chất thải rắn phát sinh là các loại bao bì, các vỏ máy, bản mạch không đạt yêu cầu, vụn kim loại…

3.4.3.3 Chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy trong KCN Mỹ Phước phụ thuộc vào loại hình công nghệ sx, nguyên liệu sử dụng sẽ phát sinh các loại chất thải nguy hại tương ứng, chủ yếu xuất phát từ các nghành CN như: CN hóa chất, CN nhựa và chất dẻo, CN điện – điện tử, CN cơ khí luyện kim và gia công các loại vật liệu kim loại.

Thành phần chất thải nguy hại chủ yếu là các bao bì dính hóa chất

độc hại, bùn thải từ hệ thống xử lý nước, bột sơn, bã sơn ( chứa kim loại nặng như: Pb, Cd, As, Hg,…), cặn nhớt thải, giẻ lau dính dầu, chì thải, mực in, pin, bóng

đèn…

3.4.4 Tiếng ồn và chấn động rung

Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của các máy móc và thiết bị sx của các nhà máy điển hình như nhà máy gia công cơ khí. Ô nhiễm tiếng ồn, độ

rung phát sinh từ các máy móc ( máy dập, máy tiện, máy cắt, máy nén khí… ). Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ các hoạt động của các phương tiện vận chuyển.

3.4.5 Sự cố cháy nổ

Trong KCN Mỹ Phước các ngồn có khả năng cháy nổ như: kho chứa nguyên nhiên liệu (hóa chất, dung môi, sơn, xăng, dầu DO, dầu FO… ) của các công ty/ nhà máy trong khu công nghiệp hoặc hiện tượng chập điện có thể gây ra cháy, nổ hay tai nạn lao động, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và kinh tế.

3.5 Tình hình thực hiện công tác QLMT khu công nghiệp 3.5.1 Hiện trạng môi trường KCN 3.5.1 Hiện trạng môi trường KCN

Hiện trạng môi trường KCN Mỹ Phước trong giai đoạn hoạt động hiện nay có các nét chính như sau:

Môi trường không khí xung quanh KCN: theo kết quả giám sát môi trường 6 tháng cuối năm 2009 của KCN Mỹ Phước thì môi trường không khí xung quanh KCN vẫn đang trong tình trạng bình thường, mức độ ô nhiễm không lớn lắm. Hầu hết các chỉ tiêu đo đạc và phân tích môi trường không khí trong KCN Mỹ Phước đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.

Nước thi sn xut: trong báo cáo giám sát môi trường vừa qua có 10 công ty trong KCN được lấy mẫu ngẫu nhiên, trong

đó có 3 nhà máy có đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ. Kết quả phân tích mẫu cho thấy:

- Đối với nhà máy có hệ thống XLNT: nồng độ các chỉ tiêu cơ

bản trong nước thải ( TSS, BOD5, COD, N tổng, P tổng, Coliform) đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Chứng tỏ hệ

thống XLNT cục bộ của các công ty đều chưa xử lý đạt yêu cầu hoặc không hoạt động.

- Đối với các nhà máy không có hệ thống XLNT, thải trực tiếp vào cống thoát nước thải của KCN: nồng độ các chỉ tiêu cơ

Nước mt: nước thải sx của KCN Mỹ Phước không qua hệ

thống XLNT tập trung mà thải thẳng ra sông Thị Tính. Kết quả phân tích mẫu nước mặt ở sông Thị Tính cho thấy nước cũng không đạt tiêu chuẩn môi trường. Các chỉ tiêu BOD5, COD, Cr (VI), DO và coliform không nằm trong giới hạn cho phép, chứng tỏ nguồn nước mặt cũng đang dần bị ô nhiễm.

Nước ngm: chất lượng nước ngầm của KCN Mỹ Phước còn tương đối tốt.

Môi trường đất: chưa bị ô nhiễm

Cht thi rn:được phân loại tại nguồn

- Chất thải rắn sinh hoạt: được thu gom, tập trung đúng nơi quy định, sau đó được đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. - Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: nếu CTR có khả

năng tái chế thì được sử dụng hoặc bán cho các ngành CN khác. Còn CTR không có khả năng tái chế, các nhà máy tự

hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. - Chất thải rắn công nghiệp nguy hại: được các nhà máy hợp

đồng với tư nhân để xử lý.

Tình hình này đã gián tiếp phản ánh chất lượng công tác QLMT KCN chưa đạt yêu cầu.

3.5.2 Hệ thống quản lý môi trường chức năng

 KCN chưa có hệ thống QLMT chuyên sâu.

 Công tác áp dụng các giải pháp quản lý và công nghệ tiên tiến ( hệ thống 1 EMS, các giải pháp SXSH… ) vào nhiệm vụ

BVMT KCN còn nhiều hạn chế do thiếu hệ thống QLMT chuyên sâu.

 KCN còn thiếu đội ngũ cán bộ chuyên về môi trường, thiếu các phương tiện thiết bị kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ

QLMT cần thiết.

3.5.3 Công tác sau thẩm định báo cáo ĐTM

Thông qua khảo sát thực tế, có thể đánh giá chung rằng các biện pháp BVMT KCN đề xuất trong báo cáo ĐTM của dự án đã không được tổ chức và áp dụng triệt để, nhất là các giải pháp công nghệ kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, do KCN chưa có hệ thống QLMT chuyên sâu, cho nên công tác QLMT hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM tại KCN còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Cụ thể như sau:

3.5.3.1 Công tác thanh tra và kiểm tra môi trường sau thẩm định báo cáo ĐTM cáo ĐTM

 Trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, công tác thanh tra và kiểm tra sau thẩm định báo cáo ĐTM thể hiện chưa tốt, cho nên KCN còn chưa hoàn thành các cam kết đã đưa ra trong báo cáo ĐTM như: các nhà máy chưa có hệ thống XLNT cục bộ và sơ bộ, chưa có bãi rác xử lý CTR…

Tuy nhiên, các khuyết điểm trong công tác sau thẩm định báo cáo ĐTM vẫn còn chưa được quan tâm và giải quyết theo yêu cầu. Do đó, nguy cơ và tiềm năng gây ô nhiễm môi trường tại KCN còn chưa thể giải quyết triệt để. Các nguy cơ và tiềm năng đó bao gồm:

 Đối với môi trường nước là tiềm năng ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm do nước thải CN và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, xả thải trực tiếp ra môi trường, gây tổn thương đến các hệ thủy sinh trong môi trường nước.

 Đối với môi trường đất là tiềm năng ô nhiễm do chất thải nguy hại và rác thải chưa có biện pháp xử lý phù hợp.

 Đối với môi trường tiếng ồn, độ rung tại KCN trong tương lai có nguy cơ vì tập trung mật độ cao các nhà máy và phương tiện giao thông nội bộ

tại KCN và trên Quốc lộ.

3.5.3.2 Công tác quan trắc và giám sát môi trường sau thẩm định báo cáo ĐTM cáo ĐTM

Công tác quan trắc và giám sát môi trường đã được thực hiện theo các chương trình giám sát môi trường tại KCN Mỹ Phước với 6 tháng/ lần.

3.5.3.3 Công tác điều chỉnh sau thẩm định báo cáo ĐTM

Trong giai đoạn đầu tư xây dựng KCN có tiến hành điều chỉnh không đáng kể, quy hoạch chi tiết KCN. Do KCN chưa thực hiện các giải pháp xử

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường (Trang 71)