Các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực nghiệm xử lý hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm (Trang 38 - 39)

a) Kết hợp hoá lý – sinh học:

Các ứng dụng VSV để xử lý màu cho nước thải dệt nhuộm đã được Bộ Công nghiệp nghiên cứu và đề xuất để xử lý nước thải tại nhà máy dệt nhuộm Thành Công, Việt Thắng, Phước Long. Hiệu quả xử lý màu cao và BOD đạt 90%. Chi phí vận hành tương đối thấp nhưng nếu vận hành không tốt thì đầu ra không đạt tiêu chuẩn thải.

b) Công nghệ hiếu khí – hoá lý:

Công nghệ này giúp giảm thiểu lượng hoá chất sử dụng cho quá trình keo tụ khử màu vì bùn sinh học có thể hấp phụ màu. Đồng thời chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học giảm đáng kể trong công đoạn sinh học dẫn đến lượng hoá chất keo tụ giảm hẳn đi. Hiệu suất xử lý khá cao, hoá chất sử dụng giảm đi so với công nghệ Hoá lý – Sinh học nhưng đôi lúc khi màu nhuộm đậm thì nước thải đầu ra không đáp ứng TCVN. Công nghệ này được áp dụng tại nhà máy dệt nhuộm: Sài Gòn Jubo, Dệt Tân Tiến, Daewon, Dệt len Bình Lợi…

c) Công nghệ Hoá lý – kỵ khí – hiếu khí– hồ sinh thái:

Công nghệ này được áp dụng tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu Công nghiệp Long Thành. Nước thải tập trung tại nhà máy này 80% là nước thải dệt nhuộm. Qua hệ thống xử lý này nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải vào rạch Bà Chèo.

Một số công trình xử lý do Trung tâm Công nghệ Môi trường CEFINEA (Trường ĐHBK TP.HCM) thiết kế, thi công và vận hành:

§ Trạm xử lý nước thải của công ty TNHH Hoàng Việt (Khu chế xuất Tân Thuận TP HCM): Kỵ khí – Hiếu khí tiếp xúc – Keo tụ tạo bông – Lắng – Khử trùng.

§ Trạm xử lý nước thải của Công ty liên doanh dệt lụa tơ tằm VIKOTEX (Thị xã Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng): Điều hòa – Sinh học tiếp xúc – Keo tụ - Lắng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực nghiệm xử lý hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)