Quá trình sinh học kỵ khí nhiều ngăn

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực nghiệm xử lý hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm (Trang 51 - 57)

Quá trình sinh học kỵ khí nhiều ngăn là một quá trình xử lý nước thải bằng cách cho nước thải chảy qua từng ngăn với chiều từ dưới hướng lên ở ngăn 1 và được chảy tràn qua hệ thống lỗ đến ngăn 2 theo chiều từ trên xuống, cứ như vậy cho những ngăn tiếp theo. Trong hệ thống sử dụng những vật liệu đệm để VSV dính bám và phát triển tạo thành các lớp màng sinh học (biofilms). Trong quá trình hoạt động VSV sẽ tiếp xúc với nước thải và tiêu thụ cơ chất (chất hữu cơ, dinh

a) Cấu tạo và hoạt động của màng VSV Cấu tạo màng VSV

Hình 2.11. Cấu tạo màng Vi sinh vật

Màng VSV có cấu trúc rất phức tạp, cả về cấu trúc vật lý và vi sinh. Cấu trúc cơ bản của một hệ thống màng VSV bao gồm:

v Vật liệu đệm (giá thể vi sinh dạn tổ ong, đá sỏi, chất dẻo, than, xơ dừa, ruột gà … với nhiều loại kích thước và hình dạng khác nhau) có bề mặt rắn làm môi trường dính bám cho VSV.

v Lớp màng VSV phát triển dính bám trên bề mặt vật liệu đệm. Lớp màng vi sinh (microbial films) được chia thành hai lớp: lớp màng nền (base film) và lớp màng bề mặt (surface film).

Quá trình tạo màng trong điều kiện kỵ khí như sau: đầu tiên một số vi khuẩn như methane hoá sẽ liên kết với giá thể theo cơ chế giống như phẩy khuẩn, sau quá tr#nh đó sẽ tạo thành một lớp vi khuẩn filamentous bám dính trên bề mặt và cuối cùng hình thành một ma trận filamentous. Với cấu trúc lỗ xốp có khả lưu giữ các vi sinh kỵ khí với khả năng dính bám kém bên trong tốt hơn.

b ) Hoạt động của màng

Hình 2.12. Hoạt động của màng Vi sinh vật

- Quá trình tiêu thụ cơ chất làm sạch nước: Lớp màng VSV phát triển trên bề mặt đệm tiêu thụ cơ chất như chất hữu cơ, oxy, nguyên tố vết (các chất vi lượng),… cần thiết cho hoạt động của VSV từ nước thải tiếp xúc với màng.

- Quá trình tiêu thụ cơ chất như sau: đầu tiên cơ chất từ chất lỏng tiếp xúc với bề mặt màng và tiếp đó chuyển vận vào màng VSV theo cơ chất khuếch tán phân tử. Trong màng VSV diễn ra quá trình tiêu thụ cơ chất và quá trình trao đổi chất của VSV trong màng. Đối với những loại cơ chất ở thể rắn, dạng lơ lửng hoặc có phân tử khối lớn không thể khuếch tán vào màng được, chúng sẽ bị phân huỷ thành dạng có phân tử khối nhỏ hơn tại bề mặt màng và sau đó mới tiếp tục quá trình vận chuyển và tiêu thụ trong màng vi sinh như trên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi được vận chuyển ra khỏi màng vào trong chất lỏng.

Quá trình tiêu thụ cơ chất được mô tả bởi công thức chung như sau:

Màng hiếu khí:

Chất hữu cơ + O2 + nguyên tố vết à sinh khối VSV + sản phẩm cuối

Màng kỵ khí:

Chất hữu cơ + nguyên tố vết à sinh khối VSV + sản phẩm cuối

Quy luật chung trong sự phát triển của màng VSV bởi quá trình tiêu thụ cơ chất có trong nước thải và làm sạch nước thải như sau: quá trình VSV phát triển bám dính trên bề mặt đệm được chia làm 3 giai đoạn:

ü Giai đoạn thứ nhất có dạng logarithm, khi màng VSV còn mỏng và chưa bao phủ hết bề mặt rắn. Trong điều kiện này, tất cả VSV phát triển như nhau, cùng điều kiện, sự phát triển giống như quá trình VSV lơ lửng.

Hình 2.13. Chuỗi các VSV tạo thành màng vi sinh

ü Giai đoạn thứ hai, độ dày màng trở nên lớn hơn bề dày hiệu quả. Trong giai đoạn hai, tốc độ phát triển là hằng số, bởi vì bề dày lớp màng hiệu quả không thay đổi bất chấp sự thay đổi của toàn bộ lớp màng, và tổng lượng vi sinh đang phát triển cũng không đổi trong suốt quá trình này. Lượng cơ chất tiêu thụ chỉ dùng để duy trì sự trao đổi chất của VSV, và không có sự gia tăng sinh khối. Lượng cơ chất đưa vào phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không sẽ có sự suy giảm sinh khối và lớp màng sẽ bị mỏng dần đi nhằm đạt tới cân bằng mới giữa cơ chất và sinh khối.

ü Giai đoạn thứ ba, bề dày lớp màng trở nên ổn định, khi đó tốc độ phát triển màng cân bằng với tốc độ suy giảm bởi sự phân huỷ nội bào, phân huỷ theo dây chuyền thực phẩm, hoặc bị rửa bởi lực cắt của dòng chảy. Trong quá trình phát triển của màng vi sinh, VSV thay đổi cả về chủng loại và số lượng. Lúc đầu, hầu

hết sinh khối là vi khuẩn, sau đó protozoas và tiếp đến là metazoas phát triển hình thành nên một hệ sinh thái. Protozoas và metazoas ăn màng VSV và làm giảm lượng bùn dư.

c) Tính chất của màng VSV

Ø Đặc tính sinh học của màng

Sinh khối trong các thiết bị xử lý ứng dụng quá trình màng VSV tương đối lớn. Nồng độ sinh khối (giống như MLSS) khoảng 20 - 40 kg/m3 trong thiết bị tiếp xúc quay, 10 - 20 kg/m3 trong thiết bị lọc ngập nước, và 5 - 7 kg/m3 trong thiết bị lọc nhỏ giọt. Mặt khác, quá trình màng VSV sản sinh ra ít bùn dư hơn quá trình bùn hoạt tính vì chuỗi thức ăn dài hơn.

Ø Đặc tính về sự loại bỏ cơ chất

Những tính chất về sự loại bỏ cơ chất trong quá trình màng VSV khác xa với quá trình VSV lơ lửng như bùn hoạt tính. Sự khác biệt chủ yếu ở 2 quan điểm: Một quan điểm cho rằng phản ứng sinh học được điều chỉnh bởi 2 yếu tố: sự khuếch tán và sự tiêu thụ cơ chất trong màng. Quan điểm thứ 2 liên quan đến quá trình loại bỏ các hạt rắn, các hạt lơ lửng. Trong quá trình màng VSV, các chất rắn hầu như không thể xâm nhập vào trong màng vì hệ số khuếch tán phân tử của cơ chất tỉ lệ nghịch với khối lượng phân tử của chúng. Các chất rắn này bị giữ lại trên bề mặt màng, và trước khi có thể xâm nhập vào màng, quá trình thuỷ phân phải được diễn ra trước để bẽ gãy các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn.

Ø Khởi động nhanh chóng

Thời gian khởi động của quá trình màng VSV ngắn vì hầu hết sinh khối sinh ra tích luỹ lại mà không bị tiêu thụ sớm trong quá trình khởi động, khi màng VSV còn mỏng. Cũng vì vậy mà việc khôi phục vận hành cũng rất nhanh ngay cả khi một lượng lớn sinh khối bị suy giảm do một lý do nào đó. Quá trình cũng chịu

đựng sự thay đổi lớn bất thường về tải trọng hữu cơ.

Có thể giải thích trên hai quan điểm về khả năng loại bỏ những cơ chất phân huỷ chậm của quá trình màng VSV. Những cơ chất có chứa các loại hợp chất hữu cơ như Polyvinyl Alcohol (PCA), Linear Alkylbenzene Sulfonate (LAS), ligin, các hợp chất clo hữu cơ… hay các chất vô cơ như nitrat, cyanid… Những hợp chất này đều là các chất khó phân huỷ sinh học, và tốc độ tăng trưởng của các loại VSV sử dụng các hợp chất đó làm cơ chất chính rất thấp. Ví dụ như tốc độ tăng

trưởng của vi khuẩn nitơ Nitosomonas chỉ bằng 1/10 tốc độ phát triển của E.coli.

Các loại VSV có tốc độ tăng trưởng nhỏ có khả năng phát triển trong màng VSV. Vì vậy, đây là một nguyên nhân mà quá trình màng có khả năng loại bỏ các loại cơ chất phân huỷ chậm. Nguyên nhân thứ hai liên quan đến tỉ lệ của bề dày màng hiệu quả với bề dày tổng của màng. Nói chung, tốc độ tiêu thụ một cơ chất chậm liên quan so sánh với sự vận chuyển bởi quá trình khuếnh tán phân tử của nó, độ sâu nó có thể vào trong màng VSV, tương ứng với độ sâu của lớp màng hiệu quả. Nói cách khác, thậm chí nếu tốc độ tiêu thụ một cơ chất nhỏ thì lượng vi sinh cần thiết sẽ lớn tương ứng, và ngược lại. Vì vậy, sự khác biệt về khả năng phân huỷ sinh học sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ của màng VSV. Vì vậy, màng VSV thích hợp để xử lý những loại nước thải có chứa những cơ chất phân hủy sinh học chậm.

Ø Khả năng chịu biến động về nhiệt độ và tải lượng ô nhiễm

Hiệu quả xử lý của màng VSV ổn định, ít phụ thuộc vào sự biến thiên nhiệt độ.

Ø Hiệu quả cao đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp

Đối với quá trình màng VSV, chỉ cần nồng độ cơ chất cao hơn giá trị cần thiết để duy trì sự trao đổi chất (giá trị rất thấp), nước thải với nồng độ cơ chất thay đổi trong khoảng rộng được xử lý hiệu quả. Hơn nữa, nước thải với nồng độ càng thấp càng dễ xử lý.

Quá trình màng VSV có sự đa dạng về thiết bị. Trong mỗi loại thiết bị lọc ngập nước, tiếp xúc quay hay lọc nhỏ giọt thì hình dạng, kích thước, vật liệu, phương pháp sắp xếp bố trí vật liệu đệm cũng rất đa dạng. Vì vậy, quá trình màng VSV có thể dùng để xử lý nhiều loại nước thải khác nhau.

Ø Tốc độ làm sạch bị hạn chế bởi quá trình khuếch tán

Trong quá trình màng VSV, các yếu tố điều khiển quá trình làm sạch nước là sự vận chuyển cơ chất và oxy vào màng VSV và tốc độ phản ứng sinh học của vi sinh. Màng VSV càng dày, nồng độ oxy trong nước thải càng cao thì tốc độ phản ứng càng cao. Thêm vào đó vận tốc nước chảy trên bề mặt màng phải đủ lớn để duy trì bề dày lớp màng đủ nhỏ để tăng cường khả năng khuếch tán của cơ chất và oxy vào trong lớp màng, hơn nữa, cần phải thiết kế thiết bị xử lý sao cho vận tốc nước chảy đều mọi nơi trong khối vật liệu đệm.

Với những thuận lợi như trên việc ứng dụng phương pháp xử lý bằng màng sinh vật vào quá trình khử màu nước thải nhuộm là rất phù hợp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực nghiệm xử lý hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)