Thay đổi cơcấu lao động địa phương

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ KHU VỰC KIỆN KHÊ - PHỦ LÝ pdf (Trang 44 - 45)

2. Tác động môi trường do quá trình nghiên sàng đá:

3.4.1. thay đổi cơcấu lao động địa phương

Trước khi có mỏ đá, lực lượng lao động địa phương chủ yếu làm nghề

nông, thu nhập chính dựa vào sản lượng nông nghiệp hàng năm, mức sống thấp,

thu nhập bình quân đầu người quy ra thóc chỉ khoảng 80 - 100kg/ tháng (theo báo

cáo ĐTM ở Châu Sơn - Kim Bảng - Hà Nam của xí nghiệp đá Phủ Lý).

Trước những 1970, nhu cầu về đá chưa lớn, số lao động địa phương tham gia khai thác đá chỉ chiếm khoảng 2 - 3% lao động. Từ 1970 - 1980 trở lại đây,

cùng với nhu cầu nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, đá vối trở thành một khoáng

sản thiết yếu dùng để sản xuất VLXD như: sản xuất xi măng, nung vôi, đá giao thông, đá xây dựng.. .vì vậy, thị trường đá vôi ngày càng trở nên sôi động. Thêm

vào đó, chính sách mở cửa đối với các hoạt động kinh tế của Nhà nước đã tạo điều

kiện thuận lợi cho người lao động tham gia tích cực trong việc khai thác và chế

biến đá. Số người lao động tham gia khai thác đá vôi ở địa phương ngày càng tăng,

từ 10 - 20% vào cuối những năm 1970, đến nay có trên 80% số hộ gia đình địa phương có người tham gia khai thác, chế biến đá.

Với đặc điểm đồng trũng, diện tích nông nghiệp chia theo đầu người không

cao, mỗi năm chỉ có một vụ lúa, thu nhập thấp, nhân dân địa phương đã chuyển đổi

sang nghề sản xuất đá vôi với nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết hệ thống thiết bị

của quốc doanh không thể hoạt động hết công suất thiết kế mà phải sản xuất cầm

chừng theo lượng bán ra. Còn khu vực khai thác của tư nhân thì làm không kịp

bán. Thực trạng này đã kéo dài từ nhiều năm nay, khiến cho một số Công ty đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì lỗ vốn.

Đối với hình thức cai thầu: các cai thầu bỏ vốn, đầu tư cho một số cá nhân

mua máy, thuê người làm và bán sản phẩm cho nhà thầu, trừ dần vào vốn đầu tư.

Giá bán ra từ khu vực này bằng 3/4 gĩưa các xí nghiệp quốc doanh bán ra và do nhà thầu điều chỉnh. Vì vậy, các cơ sở quốc doanh luôn phải đứng trước một khó khăn lón về tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay trong vùng đá vôi Kiện Khê có tới trên 100 máy nghiền đã mini, hoạt động trung bình 15giờ/ ngày. Theo tính toán, lực lượng lao động này có khoảng hơn 1000 người, sản lượng trung bình đạt trên 2.000 tấn đá thành phẩm trong một ngày.

Nghề khai thác đá từ nhiều năm nay thực sự đã góp phần nâng cao mức

sống của nhân dân trong vùng. Mặc dù lao động nặng nhọc, nhưng t hu nhập bình

quân đầu người có thể đạt 200 - 300 ngàn đồng/ tháng, gấp nhiều lần so với sản

xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ KHU VỰC KIỆN KHÊ - PHỦ LÝ pdf (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)