2. Tác động môi trường do quá trình nghiên sàng đá:
3.3. Tác động môi trường sinh thái cảnh quan
Cũng như đối với môi trường đất, môi trường sinh thái- cảnh quan là một
không thể xem xét tác động môi trường sinh thái cảnh quan do riêng đơn vị nào gây ra mà phải xem xét tổng thể do hoạt động của các đơnvị khác cùng đóng trên địa bàn. Hoạt động khai thác đá liên tục của nhiều cơ sở sản xuất đá trong nhiều năm qua đã làm thay đổi đáng kể địa hình và sinh thái cảnh quan khu vực. Có 2
khối núi đá vôi lớn đã bịn biến mất hoàn toàn. Các khối núi khác đang bị phá huỷ,
với tốc độ nhanh. Ước tính trong khoảng 50 năm tới, các khối núi đá ở đây có thể
bị biến động đáng kể hoặc san phẳng, và điều đó tất yếu dẫn đến những thay đổi về
vị khí hậu, sinh thái - cảnh quan khu vực.
Nhưng tác động của việc sản xuất đá tới môi trường sinh thái - cảnh quan
bao gồm:
- Phá huỷ địa hình, xâm hại cảnh quan núi đá vôi trên 1 phạm vi rộng lớn
hàng ngàn ha.
- Làm biến đổi hệ sinh thái núi đá vô do sự thay đổi về hình dạng địa hình, nguồn nước và điều kiện vi khí hậu của khu vực.
Trên diện tích này hầu như không có hoạt động kinh tế nào khác ngoài khai thác và nghiền sàng đá. Hầu hết lớp phủ thực vật trong khu vực đang dần dần bị
phá huỷ đến hết và đồng thời với nó là một hệ sinh thái và cảnh quan mới được
hình thành với sự chuyển đổi từ điều kiện rừng núi sang điều kiện đồng bằng,
thung lũng. Hệ động, thực vật của núi đá được thay thế bằng các sinh vật thuỷ sinh
trong các hồ nước mới tạo thành.
Những biến đổi này, tuy chậm chạp nhưng là nghiêm trọng và khó khắc
phục. Hiện nay, đi trên QL 1A không còn nhìn thấy cảnh quan của các khối núi đá
vôi với lớp phủ thực vật đặc trưng của nó, mà thay vào đó là những khoảng trống đang bị hoang hoá hoặc các sờn núi đang bị phá huỷ nham nhở với quy mô ngày càng rộng và tốc độ ngày càng nhanh. Đây là một sự đánh đổi đắt giá giữa mục
tiêu kinh tế với cảnh quan môi trường. Nxx cảnh quan núi đá sẽ mất đi vĩnh viễn,
không thể tái tạo.