Trong khu vực khai thác đá:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ KHU VỰC KIỆN KHÊ - PHỦ LÝ pdf (Trang 37 - 40)

Trong quá trình khai thác đá, lượng bụi chủ yếu được tạo ra từ các khâu nổ

mìn, bốc xúc và vận chuyển.

+ Bụi do khoan lỗ mìn.

Khoan lỗ nổ mìn được thực hiện bằng búa khoan, tạo ra một lượng bụi phát

tán ra xung quanh lỗ khoan. Do bụi đã có tỷ trọng nên thường chỉ gây tác động

trong vòng bán kính 3 - 5m đối với công nhân thao tác máy. Trong trường hợp

dụng khẩu trang trong lúc thao tác máy trong suốt thời gian khoan, bụi có thể gây

nên những tác hại đáng kể đến người công nhân. + Tác động của bụi khi nổ mìn:

Bụi do nổ mìn tồn tại trong vài chục phút sau khi nổ, tuỳ thuộc vào tốc độ

gió ở thời điểm nổ mìn và có thể phát tán trên một diện tích rộng. Theo kết quả đo đạc được thực hiện ngay sau khi nổ mìn (bảng 3.6) cho thấy nồng độ bụi sau nổ

mìn, vượt quá TCCP nhiều lần trong khoảng 1.000m tính từ vị trí nổ mìn theo chiều gió.

Bảng 3.6. kết quả đo hàm lượng bụi phát tán khi nổ mìn

(Lượng thuốc nổ 90kg)

Khoảng cách(m) 200 300 500 1000

Hàm lượng bụi

(mg/m3)

>20,00 16,79 11,78 3,0

Quá trình phát tán bụi phụ thuộc vào các yếu tố sau: chiều cao nổ: lượng

thuốc nổ, điều kiện về thời tiết lúc phát nổ như tốc độ gió, hướng gió.

Bụi nổ mìn ở khu vực khai thác Núi Bùi có khả năng phát tán bụi rất lớn, có

thể lan toả đến khu vực xung quanh đường QUảN Lí 21A theo chiều gió Đông

Bắc.

+ Tác động của bụi do vận chuyển đất đá:

Lượng xe vận chuyển trên đường rất lớn. Theo số liệu đo đếm tại hiện trường, trung bình có khoảng 192 xe tải và 45 xe công nông qua lại khu vực Kiện Khê để chuyên chở đá. Mật độ xe qua lại ở khu vực này, còn cao hơn cả trên QL 1A. Vì vậy mặc dù từ năm 1995, một số đường lớn trong khu vực và đường giao

thông mỏ đã được cải tạo, nâng cấp và nhựa hoá, nhưng nồng độ bụi phát tán do

Các nguồn gây bụi giao thông gồm: bụi phát tán từ thùng xe chở sản phẩm, đặc biệt là các xe không được che bạt chống phát tán bụi, bụi do xe chạy cuốn

theo: bụi bổ sung từ các nguồn khác do gió…

Trong thực tế, do hướng gió chủ đạo giữa các mùa và vận tốc gió khác

nhau, đặc điểm địa hình khu vực, nên mức độ phát tán bụi theo thời gian và không gian cũng khác nhau.

Về mùa khô, có hướng gió chủ đạo là ĐB - TN, vì vậy bụi do vận chuyển đá gây tác động chủ yếu tới môi trường khu vực dân cư ở Thôn La Mát, nằm cách khu vực mỏ đá 300m về phía TN.

Ngược lại ,về mùa mưa, hướng gió chính theo hướng ĐN - TB, lượng mưa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớn, độ ẩm cao nên tác động của bụi đến môi trường giảm đáng kể: các khu dân cư ở phía TB nằm xa khu khai thác (cách hơn 1000m) nên tác động của bụi đến cộng đồng dân cư là không đáng kể.

Các số liệu đo hàm lượng bụi ở khu vực khai thác trong bảng 3 - 9 và 3 - 10 cho thấy: Bụi chủ yếu chỉ ảnh hưởng tới những người lao động trực tiếp trong khu

vực khai thác.

Lượng bụi phát tán ra xung quanh khu mỏ ở khoảng cách vài trăm mét thường thấp hơn TCCP. Trên đường vận chuyển, lượng bụi do giao thông thường xuyên vượt quá TCCP vài lần. Bụi giao thông không những ảnh hưởng trong khu

công nghiệp mà còn gây tác động tới dân cư trong vùng, đặc biệt là dân cư nằm sát

2 bên đường trong khoảng 300 - 500m. - Tác động của tiếng ồn.

Tiếng ồn chủ yếu sinh ra do các hoạt động sau:

+ Hoạt động của khoan đá, nổ mìn.

_ Hoạt động của các loại động cơ có công suất lớn như máy xúc, máy gạt,

máy ủi.. hệ thống nghiền sàng liên hợp, các máy nghiền mini.

+ Bốc xúc, vận chuyển đá bằng cơ giới.

Giá trị trung bình và thường xuyên về tiếng ồn trên đương vận tải khu vực

từ 70 - 92 dba. Lúc nổ mìn, tiếng nổ tức thời tại khai trường đạt tới trên 100 dba. Các số đo về tiếng ồn ở khu vực khai thác đá (bảng 3 - 9) hầu hết đều nằm trong TCCP đối với môi trường công nghiệp.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ KHU VỰC KIỆN KHÊ - PHỦ LÝ pdf (Trang 37 - 40)