Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình THuận (Trang 103 - 106)

6.1 Kết luận:

Kết quả của đề tài:

Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát thực tế và xây dựng các bản đồ về hiện trạng ô nhiễm ven biển, tôi đã dánh giá được tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ven biển. Đồng thời qua đó thấy được hai mặt của sự phát triển du lịch ven biển, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Từ các đánh giá ban đầu này có thể giúp chúng ta đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho tương lai.

Bước đầu xây dựng hệ cơ sở dữ liệu địa lý về hiện trạng du lịch cũng như tình hình nhiễm ven biển, qua đó hổ trợ công tác quản lý du lịch ven biển được tốt hơn. Hệ cơ sở dữ liệu địa lý này bao gồm các lớp thông tin sau:

• Lớp dữ liệu nền: lớp hành chính (ranh giới huyện, thành phố, diện tích, dân số…)

• Lớp chuyên đề: lớp hiện trạng khu du lịch, lớp dự báo sự phát triển các khu du lịch, lớp chất lượng không khí, lớp chất lượng nước ngầm, lớp chất lượng nước biển.

Như vậy nhìn chung đề tài đã đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu. Tuy nhiên đề tài cần được mở rộng để khắc phục những vấn đề sau:

• Các số liệu sử dụng là vào tháng 4/2007 chưa phải là tháng cao điểm nhất về du lịch, cần phải cập nhật số liệu mới vào tháng cao điểm so sánh với bây giờ để có những đánh giá xác thực hơn.

• Có điều kiện cần đi sâu phân tích vào từng huyện, xác định chính xác xã phường nào đang có khu du lịch gây ô nhiễm đến vùng đó.

• Vấn đề sụt lún ven biển do hoạt động xây dựng các kiến trúc phục vụ du lịch chưa có nhiều số liệu để xây dựng thànnh bản đồ. Trong tương lai cần chú ý đến vấn đề này.

Điểm mới của đề tài:

Đề tài đã ứng dụng công cụ truy vấn dữ liệu tạo nên các bản đồ chuyên đề về các vấn đề ô nhiễm khác nhau. Sau đó đã chồng lớp hiện trạng các khu du lịch lên giúp chúng ta có những nhận xét và đánh giá một cách chình xác tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ven biển tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở này sẽ hổ trợ rất nhiều cho các nhà quản lý về quy hoạch du lịch cũng như những người quản lý về môi trường.

Sự đáp ứng thực tế:

• Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, các ngành khoa học cổ điển như toán học, địa lý … có thể liên kết với nhau để cho ra đời nhiều ngành khoa học mới có tính chất liên ngành. Những ngành khoa học mới này có nhều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống và đó cũng là những đòi hỏi cấp thiết trên con đường phát triển văn minh của nhân loại, một trong những ngành khoa học

đó là khoa học thông tin địa lý ( Geographic Information Science – GIS).

• Tỉnh Bình Thuận hiện nay đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư du lịch, đặc biệt là du lịch ven biển. Tuy nhiên song song với sự phát triển du lịch nhanh chóng thì môi trường tại các vùng ven biển phải đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm. Do đó việc áp dụng công cụ Gis phục vụ cho việc đánh giá và quản lý các hoạt động du lịch chính là sự đáp ứng cho yêu cầu thực tế trong mục tiêu phát triển du lịch bền vững

Những khó khăn khi thực hiện đề tài:

• Trong điều kiện hiện nay của nươc ta, thật sự GIS chưa thực sự phổ biến rộng rãi và dữ liệu không gian không được đưa ra dùng chung nên công tác nghiên cứu bị hạn chế.

• Chưa cập nhật được số liệu vào tháng cao điểm du lịch trong năm

• Vì thời gian hạn chế nên không thể đi sâu phân tích từng huyện cụ thể

6.2 Kiến nghị:

Hướng mở rộng của đề tài:

Du lịch ven biển là một trong những ưu tiên phát triển hàng đầu của Bình Thuận , do vậy dữ liệu về các khu du lịch và ô nhiễm ven biển sẽ ngày một nhiều và lớn hơn. Nhận biết vấn đề này em rất mong công tác quản lý sau này sẽ liên tục cập nhật dữ liệu đến từng huyện, xã cụ thề đồng thời đối chiếu

kết quả qua từng năm để đánh giá xê dịch của tác động. Ngoài ra sau này nếu có điều kiện chúng nên nghiên cứu việc kết hợp Gis với Viễn thám để phân tích chất lượng nước mặt ven biển thông qua các chỉ số pixel để việc đánh giá ô nhiễm ven biển được chính xác hơn.

Đối với công tác quản lý:

Phương pháp quản lý mới này khi triển khai và áp dụng vào thực tế thì đòi hỏi phải:

• Đào tạo đội ngũ am hiểu về GIS. Ngoài ra cần phổ biến và hổ trợ về sữ dụng GIS trong toàn thể bộ máy quản lý về du lịch cũng như môi trường.

• Phân tích so sánh các bản đồ, từ đó nhanh chóng đưa ra các kết luận đồng thời lên kế hoạch phòng ngừa cũng như ngăn chặn sự phát tán ô nhiễm

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình THuận (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w