Một số chỉ tiêu kinh tế chung:

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình THuận (Trang 29 - 34)

- Dân số năm 2002: 1.114.800 người - Lao động trong độ tuổi: 611.531 người

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 là: 298 USD - Tốc độ tăng trưởng GDP (1996 - 2002): 9,92%

- Cơ cấu kinh tế năm 2002 là:

 Công nghiệp và Xây dựng: 23,8%

 Nông, lâm thủy sản: 39,2%

 Dịch vụ: 37%

- Số lượng doanh nghiệp có trên địa bàn Tỉnh (đến cuối tháng 9 năm 2003) là: 923

 DN Nhà nước: 23

 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 3.2.1.1 Thủy sản:

Với vùng biển đang quản lý khai thác rộng 52.000 km2, biển Bình Thuận là một trong 03 ngư trường lớn nhất của Việt Nam, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh có trên 6.000 tàu thuyền có động cơ với tổng công suất 230.000 HP, sản lượng hải sản khai thác hàng năm đạt trên 130.000 tấn. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở phía Bắc tỉnh đã quy hoạch 3.000 ha đất nuôi tôm; vùng ven biển phía Nam tỉnh có gần 1.000 ha bãi triều phù hợp để nuôi trồng thủy sản. Huyện đảo Phú Quý trên biển Đông rất gần đường hàng hải quốc tế, là tụ điểm giao lưu Bắc - Nam và ngư trường Trường Sa, Đảo Phú Quý là tụ điểm thuận lợi cho phát triển ngành khai thác, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hàng hải và du lịch.

Thực hiện định hướng phát triển từ nay đến năm 2005, ngành thủy sản Bình Thuận đang tiến hành nhiều chương trình trên các lĩnh vực đánh bắt hải sản, mở rộng nuôi trồng thủ sản, đầu tư mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở chế biến, đa dạng hóa các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến và phát triển cơ khí đóng sửa tàu thuyền, hậu cần dịch vụ nghề cá. Trong đó xây dựng Phan Thiết - Phú Quý là trung tâm nghề cá của cả tỉnh.

3.2.1.2 Nông nghiệp – lâm nghiệp :

Toàn tỉnh có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Khả năng sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Tỉnh đang đầu tư hình thành các

vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với khoảng 15.000 ha thanh long, 30.000 ha điều, 15.000 ha bông vải, 20.000 ha cao su, 2.000 ha tiêu, 1.000 ha nho... Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m3 và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo...

3.2.1.3 Công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp được tập trung chỉ đạo theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản…

Trong 7 năm từ 1991-1997 sản xuất công nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 17,3%. Cơ cấu tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 5,9% năm 1991 lên 12,65% năm 1995, 17,3% năm 1997 và 37,21% năm 2000. Hiện nay tỉnh có 4.841 cơ sở sản xuất công nghiệp. Với tốc độ phát triển như hiện nay, trong những năm tới Tỉnh sẽ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, phục vụ khai thác mỏ, chế biến nông thủy sản,… nhu cầu cần sử dụng đất nhiều.

3.2.1.4 Du lịch:

Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi. Tại các khu vực như Phan Thiết, Hàm Tân, Tuy Phong có thể đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - sân golf - nghỉ dưỡng -

chữa bệnh. Hiện nay, Phan Thiết đang hình thành tổ hợp du lịch theo mô hình này với một sân golf 18 lổ, 5 khách sạn và 6 làng du lịch với hơn 400 phòng nghỉ cao cấp, cùng một hệ thống các làng du lịch, nhà nghỉ, nhà cho thuê khác với khoảng hơn 800 phòng ở ven biển, sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Ngoài ra, Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn như di tích văn hóa Chăm nổi tiếng, Lầu Ông Hoàng, di tích văn hóa Tà Kóu, chùa Hang, dinh Thầy Thím v.v...

3.2.1.5 Cơ sở hạ tầng: - Giao thông vận tải:

 Đường bộ: Nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, Bình Thuận có 03 tuyến quốc lộ chạy qua đều đã được nâng cấp, mở rộng. Quốc lộ 1A xuyên Việt đã nâng cấp mở rộng hoàn chỉnh từ đầu năm 2000; Quốc lộ 55 đi Bà Rịa - Vũng Tàu và Quốc lộ 28 Phan Thiết đi Di Linh, Lâm Đồng đang được nâng cấp mở rộng và hoàn chỉnh vào năm 2001. Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.

 Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km, và 11 ga

 Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế.

 Hiện tại cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào, Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.

 Đường hàng không: Nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để xây dựng lại sân bay Phan Thiết.

- Thông tin liên lạc:

Hệ thống thông tin liên lạc đã được hiện đại, được nối mạng với hệ thống thông tin quốc gia và quốc tế. Các dịch vụ điện thoại di động, internet được sử dụng rộng rãi, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng. Số lượng máy điện thoại bình quân 4,59 máy/100 dân.

- Điện năng:

Nguồn điện có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về điện. Có 03 nguồn điện chính:

 Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV

 Trạm phát điện diesel 3800 KWh.

Trong đó: Cung cấp điện cho khu vực Phan Thiết có trạm biến áp dung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA, và sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80 - 100 MVA; Hệ thống lưới điện tại Thành phố Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu Khu dân cư và Khu công nghiệp Phan Thiết.

- Nước:

Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m3/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ 500 - 2000 m3/ngày đêm.

- Hệ thống dịch vụ khác:

Bao gồm hệ thông ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lý, công chứng nhà nước, nhà đất, xây dựng, vận tải, dịch thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm... khá phát triển đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình THuận (Trang 29 - 34)