Đánh giá chung về ô nhiễm ven biển tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình THuận (Trang 100 - 103)

Chương 5: ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

5.2.4Đánh giá chung về ô nhiễm ven biển tỉnh Bình Thuận

Phát triển du lịch luôn là ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu kinh tế chung tỉnh Bình Thuận. Cùng với sự phát triển mạnh mẻ của du lịch mà chủ yếu là du lịch ven biển là nguy cơ của sự ô nhiễm ngày càng lớn. Các vấn đề liên quan đến tình hình vệ sinh, môi trường tại các địa bàn du lịch của tỉnh là khá bức xúc, thậm chí còn có thể tác động xấu đến phát triển du lịch sau này của tỉnh. Các khu du lịch ven biển mọc lên hàng loạt đã gây các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường như:

• Nước thải của các hoạt động kinh doanh du lịch thấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

• Tình trạng xả nước thải trực tiếp chưa được thu gom và xử lý gây ô nhiễm bãi tắm

• Tình trạng xả rác bừa bãi từ các hoạt động du lịch làm phát tán mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường không khí

• Việc xây dựng các khu du lịch phá vở kết cấu bền vững của đất cát gây sụt lún nhiều nơi

Từ các bản đồ về hiện trạng ô nhiễm ven biển tỉnh Bình Thuận ta có những kết quả sau:

• Kết quả quan trắc nguồn nước ngầm tại một số khu vực du lịch cho thấy chất lượng nguồn nước còn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên tại một số vùng có mật độ khu du lịch dày như Hòn Rơm (Mũi Né) thì chỉ tiêu vi sinh vượt giới hạn tiêu chuẩn cho phép, đồng thời độ cứng và hàm lượng Clorua có dấu hiệu gia tăng.

• Kết quả quan trắc nước biển ven bờ tại các khu vực du lịch cho thấy chất lượng nguồn nước cũng còn nằm trong giới hạn cho phép . Tuy nhiên tại một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ chỉ tiêu vi sinh, chất lơ lững tại các nơi có mật độ khu du lịch cao như thành phố Phan Thiết.

• Tình trạng phát tán mùi do phân hủy hữu cơ xuất hiện tại nhiều khu du lịch điển hình như Mũi Né (Phan Thiết), Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Hòn Bà (Hàm Tân). Ngoài ra một số nơi còn có dấu hiệu ô nhiễm tiếng ồn. Tuy thế nhưng chất lượng không khí xung quanh các địa bàn du lịch vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Những tồn tại trên xảy ra do các nguyên nhân sau:

• Nhiều tác động bất lợi đến môi trường du lịch phát sinh từ những đặc điểm và điều kiện tự nhiên, xã hội tại khu vực, trong khi điều kiện đầu tư của địa phương để cải thiện, giảm thiểu các tác động bất lợi này còn rất thấp so với yêu cầu.

• Một bộ phận cộng đồng tại các địa bàn du lịch chưa nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo vệ môi trường, còn thói quen không tốt về giữ gìn vệ sinh môi trường.

• Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường chưa nghiêm, một số khác thì lo ngại sự tốn kém khi đầu tư các công trình xử lý chất thải.

• Phần lớn các khu du lịch đang hoạt động được xây dựng trong thời kỳ bùng phát du lịch ở tỉnh (1997 – 2002), nhu cầu phòng nghĩ lúc này rất lớn, trong khi đó việc xem xét thẩm định thiết kế xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải chưa đúng mức và chưa có quy định rõ

ràng cho công tác hậu kiểm sau thẩm định đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

• Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và đối với lĩnh vực du lịch nói riêng ngày càng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng đội ngủ làm công tác này còn quá mỏng, chưa tương xứng với yêu cầu thực tế kể cả về số lượng và chất lượng, nhất là ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong khi các Sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa có chương trình hành động cụ thể cho việc triển khai chỉ thị, thiếu sự gắn kết trong quá trình thực hiện, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn chưa thật sự thể hiện vai trò tuyên truyền và có kế hoạch cụ thể vận động cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Công tác quy hoạch còn mang tính theo hướng giải quyết những vấn đề phát sinh mà chưa mang tính chiến lược.

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình THuận (Trang 100 - 103)