Bản đồ chấtlượng không khí ven biển Bình Thuận

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình THuận (Trang 59 - 72)

Chương 5: ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

5.2.2.4Bản đồ chấtlượng không khí ven biển Bình Thuận

_ Mở các lớp dữ liệu:

• BTH_HP (lớp hành chính huyện) ;

• BTH_HTE (lớp text hành chính huyện);

• HTkhudulich (lớp hiện trạng các khu du lịch)

_ Tạo thêm lớp dữ liệu mới – lớp Chatluongkhongkhi( lớp hiện trạng chất lượng không khí ven biển).

_ Cách làm giống như ở mục 5.2.2.1

_ Vì các chỉ tiêu hàm lượng bụi, hàm lượng CO, hàm lượng NO2, hàm lượng NO2 của tất cả các vùng ven biển tỉnh Bình Thuận đều đạt tiêu chuẩn cho phép nên ở đây chỉ tập trung làm bản đồ về độ ồn và mùi.

_ Dựa vào số liệu về hiện trạng về chất lượng không khí, ta tính được chỉ số Index cho mỗi huyện.

Index = CBụi/CTc Bụi + CSO2/CTc SO2 + CNO2/CTc NO2 + CỒn/CTcỒn + CCO/CTcCO

_ Với các thông số tiêu chuẩn sau(TCVN 5937 – 1995, TCVN 5949 – 1995):

• Bụi: 0,3mg/m3

• SO2: 0,5mg/m3

• NO2: 0,4mg/m3

• Ồn: 60dB

• CO: 40mg/m3

_ Vào Table  chọn Update Column...  rồi chọn như minh họa

Bảng 14: Kết quả chỉ số Index về chất lượng không khí ven biển _ Thông thường chỉ số Index nếu lớn hơn 3 là bắt đầu bị ô nhiễm, nhưng dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy tất cả các chỉ số Index đều < 3, Có thể nói chất lượng không khí ven biển ở Bình Thuận là rất tốt. Có thể thiết lập lại cho phù hợp để hình thành lên bản đồ như sau:

• Index ≤ 1,5 Chất lượng không khí trong lành

• 1,5 < Index ≤ 2 : Chất lượng không khí còn tốt

• Index > 2: Chất lượng không khí có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ

_ Truy vấn thuộc tính để được kết quả hiện trạng chất lượng trên các sông đó, ta làm như sau:

• Vào Query  chọn Select  xuất hiện hộp thoại Select  thực hiện theo hình dưới:

• Sau đó, ta vào Table  Update Column  xuất hiện hộp thoại 

thực hiện theo hình dưới

• Làm tương tự đối với 2 trường hợp còn lại:

+ Index > 1,5 And Index <= 2: “Chat luong khong khi con tot” + Index > 2: “Chat luong khong khi co dau hieu o nhiem”

 Ta được kết quả bảng thuộc tính như sau:

Bảng 15: Kết quả chất lượng không khí ven biển tỉnh Bình Thuận

_ Vào Map  chọn Create Thematic Map  Type: chọn Individual  chọn Region IndValue Default  Next  xuất hiện hộp thoại Create Thematic Map:

• Field: chọn Chatluongkhongkhi

 Click Next  xuất hiện hộp thoại  ta vào Style để chọn màu sắc của các hiện trạng và vào Legend để chỉnh lại chữ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Màu đỏ: Khong khi co dau hieu o nhiem

• Màu xanh lá: Khong khi con tot

• Màu xanh dương : Khong khi trong lanh _ Tạo lưới chiếu và xuất bản đồ

Nhận xét:

Chất lượng không khí ven biển tỉnh Bình Thuận còn rất tốt, rất phù hợp cho việc phát triển du lịch về sau của tỉnh. Thành phố Phan Thiết tuy có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ, nhưng không có gì quá nghiêm trọng

Đánh giá:

Hệ quả của việc các khu du lịch mọc lên dày đặc ở thành phố Phan Thiết là dấu hiệu ô nhiễm nhẹ không khí vùng ven biển này . Mặc dù chưa có gì

nghiêm trọng lắm, nhưng với tốc độ du lịch phát triển như hiện nay thì đến năm 2015 với quy mô phát triển thêm hàng trăm khu du lịch thì vấn đề kiểm soát ô nhiễm ven biển nên cần được quan tâm. Nhìn chung các họat động du lịch chưa có những tác động lớn lắm đến chất lượng không khí ven biển.

_ Ở đây có thông số mùi là không có tiêu chuẩn không thể hình thành chỉ số Index, nên hình thành một bản đồ riêng thể hiện sự phân bố của nó

_ Khi thể hiện lên bản đồ ta thấy có một số điểm đáng lưu ý. Nên ở đây xin trình bày hai bản đồ để phân tích và làm rõ. Một bản đồ chỉ thể hiện một lớp về mùi hôi, một bản đồ chồng thêm lớp hiện trạng khu du lịch

Hình 11: Bản đồ phân tích hiện trạng mùi ven biển tỉnh Bình Thuận

Nhận xét:

Nhìn vào bản đồ ta thấy với mật độ khu lịch dày như Phan Thiết thì vùng này có mùi nhẹ là điều có thể giải thích được. Nhưng Hàm Tân với mật độ khu du lịch thưa thớt lại có mùi hôi khiến cho người ta phải đặt những câu hỏi

Đánh giá:

Mùi hôi được hình thành do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân rõ nhất có thể là do rác thải. Tình hình ô nhiễm tại các bãi tắm do rác thải đang là thách thức lớn đối với nghành du lịch tại tỉnh Bình Thuận nói chung và TP. Phan Thiết nói riêng.

Theo ước tính chưa đầy đủ tại khu vực bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm hiện nay mỗi ngày có khoảng 700 người tham gia bán hàng rong. Những thứ họ bán cho du khách chủ yếu là hải sản tươi sống như tôm, cá, mực, nghêu, sò điệp kèm theo bánh tráng, rau sống, mắm nêm… Do thiếu ý thức, nên nhiều du khách đã thải bừa bãi các loại chất thải, bao gồm vỏ tôm, vỏ nghẹ, vỏ sò, thức ăn dư thừa ra bãi cát. Nếu ước tính mỗi người một ngày chỉ cần bán 5 kg hải sản thì số lượng hải sản ở đây cũng lên tới con số 3,5 tấn/ngày. Thế nhưng chưa ai nhìn thấy những người bán hàng rong mang rác thải đi đổ vào thùng rác phía trên đồi, tất cả được tuôn xuống biển để cho sóng cuốn đi. Có một số khu du lịch đã đào hố trên bãi biển, gom rác vào và lấp cát lại. Tuy nhiên rác sẽ bị sóng đánh bật lên, và rác thải cứ thế mà trôi dạt. Các rác thải qua thời gian sẽ bị phân hủy và thế là tạo thành mùi hôi gây ô nhiễm không khí ở các vùng ven biển. Có thể thấy rõ là vùng nào càng có nhiều khu du lịch thì lượng rác thải được thải ra càng lớn và mùi hôi sẽ hình thành càng nhiều. Thành phố Phan

Thiết là một minh chứng rõ ràng, với hàng chục khu du kịch rãi khắp thì việc ô nhiễm nhẹ về mùi là không có gì phải bàn cải.

Thế nhưng sau các vùng như Hàm Tân hay Hàm Thuận Nam với mật độ khu du lịch rất ít vẫn bị ô nhiễm về mùi? Qua kết quả quan sát thì hiện tuợng rác thải bừa bãi cũng xảy ra ở những khu du lịch khác của Bình Thuận như trên đảo Kê Gà (Hàm Thuận Nam), Hòn Bà (Hàm Tân) … Do nằm cạnh một khu dân cư có thói quen đổ rác xuống biển, nên Kê Gà và Hòn Bà chứa đựng tất cả những thứ không dùng được của con người, từ súc vật chết đến vỏ hải sản, cọng rau và quần áo rách. Chẵng những thế Hòn Bà còn phải chịu ô nhiễm do mùi hôi phát sinh từ một chợ hải sản lớn vào bậc nhất nhì của tỉnh Bình Thuận.

Có thể tạm kết luận hoạt động du lịch có tác động đến ô nhiễm mùi ven biển. Nhưng đó chỉ là một trong các tác nhân, ô nhiễm mùi phần lớn còn do ý thức không tốt của người dân và sự thiếu quan tâm của lãnh đạo các cấp.

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ven biển Bình THuận (Trang 59 - 72)