Công tác quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MAY CHIẾN THẮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG (Trang 74 - 77)

Hiện nay có thể nhận xét rằng công tác quảng bá thương hiệu của Công ty chưa thật sự tương xứng với tiềm lực của Công ty hiện nay. Công ty quảng bá thương hiệu dưới hai hình thức:

+ Quảng bá trực tiếp: giới thiệu sản phẩm cho khách hàng thông qua catalog giới thiệu sản phẩm, mới khách hàng đến tham dự những buổi giới thiệu sản phẩm của Công ty.

+ Quảng bá gián tiếp: là cách phổ biến mà hầu hết các công ty thường làm. Hiện nay, Công ty có trang Web riêng của mình là www.chigamex.com. Công ty cũng đã có mặt trên trang Web của Tổng công ty dệt may Việt Nam.

Một điều có thể nhận thấy là công ty chưa có sự đầu tư cho quảng bá sản phẩm ở trên báo viết, báo hình, báo nói.

Cơ Hội

1. Việt Nam gia nhập vào WTO nên việc tiếp cận các thị trường dễ dàng hơn.

2. Xu hướng hợp tác liên kết ngày càng trở nên phổ biến, nên dễ tận dụng để hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng thông qua các tiện ích của nó.

4. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, chính sách đầu tư của à nước tốt.

5. Nhà nước tạo nhiều điều kiện để các doanh nghiệp đăng ký và xây dựng thương hiệu.

6. Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu cũng như kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài dễ dàng hơn.

7. Sự quan tâm của nhà nước đối với ngành dệt may.

8. Xã hội phát triển nên nhu cầu của con người ngày càng lớn, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu của sản phẩm.

Thách Thức

1. Có nhiều đối thủ cạnh tranh ở trong nước, khu vực cũng như thế giới

2. Gia nhập WTO, những biến động của thị trường thế giới dễ dàng tác động vào nền kinh tế Việt Nam.

3. Nhiều chính sách pháp lý của nhà nước chưa hoàn chỉnh.

4. Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái nên người dân thu hẹp chi tiêu.

5. Sản phẩm dệt may cũng như một số sản phẩm khác của Việt Nam bị kiện bán phá giá ở một số thị trường nên uy tín của chúng ta cũng có phần bị ảnh hưởng. 5. Hệ thống pháp luật ở một số nước còn phức tạp.

Điểm Mạnh

1. Công ty đã có mặt trên thị trường lâu năm, có uy tín trên thị trường.

2. Khả năng sản xuất tốt, nhân công rẻ, tay nghề cao, ham học hỏi, cần cù chịu khó. 3. Có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.

4. Có kinh nghiệm quản lý.

5. Có một số lượng khách hàng trung thành. 6. Đã xây dựng được một số thành tố của thương hiệu.

7. Có hệ thống sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 làm tăng cảm nhận về thương hiệu.

1. Mở rộng thị trường hơn.

2. Hoàn thiện hơn các thành tố của thương hiệu.

1. Tận dụng uy tín đã có trên thị trường để duy trì các khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới.

2. Thiết kế nhiều mẫu mã mới phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

3. Nghiên cứu thị trường cũng như những đặc tính của thị trường.

4. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm Yếu

1. Nhận thức về thương hiệu của cán bộ công nhân viên trong Công ty còn kém. 2. Chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu.

3. Chưa tạo ra các dấu hiệu nhận biết rõ ràng.

4. Chưa có một chiến lược thương hiệu rõ ràng.

5. Khả năng tài chính có hạn.

6. Hệ thống kênh phân phối còn yều kém. 7. Bỏ ngỏ thị trường tiềm năng ở trong nước.

1. Hình thành bộ phận chuyên trách về thương hiệu.

2. Xây dựng chiến lược thương hiệu. 3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và sở hữu công nghiệp ở trong và ngoài nước.

4. Xây dựng hệ thống kênh phân phối trong và ngoài nước.

5. Thực hiện các chương trình quảng cáo, truyền thông thương hiệu.

6. Tạo ra các dấu hiệu nhận biết rõ ràng. 7. Sử dụng các hình thức huy động vốn.

1. Mở rộng thị trường trong nước. 2. Xây dựng chính sách giá phù hợp. 3. Nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên về vai trò và ý nghĩa của thương hiệu.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MAY CHIẾN THẮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG (Trang 74 - 77)