Phương pháp cụ thể

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MAY CHIẾN THẮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG (Trang 53 - 56)

a) Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được chia thành hai loại: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Trong phạm vi nghiên cứu của mình em sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp là các số liệu có nguồn gốc từ số liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp sẽ sử dụng: sách, báo (báo viết và báo điện tử), các bản báo cáo của Công ty, các bài nghiên cứu trước đây….

b) Phương pháp phân tích tài liệu

+ Phân tích các số liệu: sử dụng các số bình quân, các cách tính phần trăm cũng như là cách tính các số tương đối. Các số liệu đã phân tích sẽ được trình bày dưới dạng các bảng biểu.

+ Phân tích các tài liệu thu thập: Các tài liệu thu thập được là những tài liệu thô, để sử dụng được trong bài thì cần phải phân tích. Trong bài của mình em sử dụng hai phương pháp chủ yếu để phân tích tích tài liệu của mình đó là phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch. Một số phần dựa vào các tài liệu có được để đưa ra quyết định cho mình, nhưng cũng có một số phần dựa vào cái mình cần để có thể tìm kiếm tài liệu để chứng minh, bổ sung cho nó. c) Phương pháp phỏng vấn trả lời

Đây là phương pháp mà người nghiên cứu đưa ra các câu hỏi cho đối tượng cần tìm hiểu thông tin để có thể thu được những thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu của mình. Trong bài luận văn này, em đã sử dụng phương pháp này dưới hình thức nói chuyện trực tiếp với các cán bộ, nhận viên trong

Công ty, với những người đã tìm hiểu nghiên cứu trước với thương hiệu, với những người xung quanh để tìm kiếm thông tin. Các thông tin thu thập được sẽ ghi chép lại để tổng hợp làm bài

d) Phân tích SWOT

Đây là một mô hình mà trận nổi tiếng mà bất cứ một nhà quản lý nào cũng biết đến và vận dụng trong quá trình phân tích để đưa ra giải pháp.

SWOT là viết tắt của bốn chữ S - Strengts: điểm mạnh, cường điểm hay ưu thế; W - Weakneses: điểm yếu, nhược điểm hay bất lợi; O - Opportunities: cơ hội, thời cơ, dịp may; T - Theats: đe doạ, rủi ro, nguy cơ. Đây là ma trận phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.

Ma trận SWOT sẽ giúp chúng ta xác định các yếu tố bên trong trước rùi mới đề cập đến các yếu tố bên ngoài.

Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, em sẽ sử dụng ma trận SWOT này trong việc tìm kiếm những giải pháp cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng. Ma trận SWOT có một trục mô tả các điểm mạnh, điểm yếu trục kia mô tả các cơ hội, nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu.

Về nguyên tắc có thể thiết lập bốn loại kết hợp như sau:

- Kết hợp điểm mạnh bên trong doanh nghiệp với cơ hội bên ngoài. - Kết hợp điểm yếu bên trong doanh nghiệp với cơ hội bên ngoài. - Kết hợp yếu điểm bên trong doanh nghiệp với thách thức bên ngoài. - Kết hợp điểm mạnh bên trong doanh nghiệp với thách thức bên ngoài.

Bảng 8: Ma trận SWOT

O: Những cơ hội 1.

2.

3. Liệt kê những cơ hội

T: Những nguy cơ 1. 2. 3. Liệt kê các thách thức S: Những điểm mạnh 1. 2.

3. Liệt kê các điểm mạnh Các giải pháp sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các giải pháp tận dụng các điểm mạnh để vượt qua các nguy cơ

W: Những yếu điểm

1. 2.

3. Liệt kê các điểm yếu

Các giải pháp lợi dụng cơ hội để hạn chế điểm yếu

Các giải pháp tối thiểu hoá các điểm yếu và nguy cơ

Thông thường người ta thường tập trung chú ý vào hai kết hợp đó là: Các điểm mạnh và nguy cơ; Các cơ hội và điểm yếu.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MAY CHIẾN THẮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG (Trang 53 - 56)