Môi trường sản xuất kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MAY CHIẾN THẮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG (Trang 56 - 62)

4.1.1.1 Môi trường vĩ mô a) Kinh tế

Từ khi chuyển đối nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đất nước ta đã có những thành tựu đáng kể, kinh tế đất nước không ngừng phát triển, GDP tăng đều qua các năm và đạt được những con số ấn tượng. Các kết quả đó đã chứng minh cho sự đúng đắn của con đường mà đảng và nhà nước đã chọn. Nền kinh tế thị trường tạo ra sự thông thoáng, tự chủ trong sản xuất kinh doanh.

Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

GDP (%) 7,0 7,1 7,63 8,2 ? ?

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Chúng ta đã và đang tham gia các tổ chức kinh tế, chính trị và văn hoá trên thế giới, dần từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Một sự kiện quan trọng đánh dấu một sự trưởng thành của Việt Nam trên con đường hoà nhập vào nền kinh tế thế giới đó là Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển nhưng nó cũng sẽ là một “ tử địa” cho những doanh nghiệp không có khả năng, không nhạy bén với nền kinh tế thị trường.

Hiện nay. nền kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng, theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã đưa ra dự báo nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm 0.5% - 1% trong năm 2009. Sự suy thoái này đã ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các nhà dự báo kinh tế đã dự báo rằng nền kinh tế nước ta năm tới khó có thể có mức tăng trưởng trên 6% và phải đến

năm 2011 thì nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi.

Trong tình trạng khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới và đất nước như vậy thì ngành dệt may cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng. Mỹ ,châu Âu, Nhật bản là 3 thị trường chiến lược của ngành dệt may Việt Nam đều rơi vào khủng hoảng dẫn tới thu hẹp tiêu dùng, thu hẹp thị trường nhập khẩu. Các đơn hàng từ Mỹ năm 2008 đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo năm 2009 thì số đơn hàng của ngành dệt may Việt Nam có thể bị giảm 10%-15% sản lượng, 20%-30% kim ngạch xuất khẩu và số lao động bị cắt giảm tạm thời có thể khoảng 100 nghìn người. Chỉ có một số ít DN có thương hiệu và mối quan hệ truyền thống với các nhà nhập khẩu lớn mới có thể thu xếp đơn hàng để sản xuất. Bên cạnh đó, hàng hoá dư thừa của các nước sản xuất lớn như Trung quốc,Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh có xu thế lấn sang các thị trường trong khu vực, trong đó có cả thị trường Việt Nam.

b) Văn hoá - Xã hội

Văn hoá xã hội là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng đến văn hoá chung của Công ty và là tâm điểm để Công ty xây dựng đạo đức kinh doanh. Là một Công ty tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may, Công ty không chỉ chịu ảnh hưởng của nền văn hoá bản địa mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hoá ở các quốc gia, thị trường mà Công ty có quan hệ kinh doanh.

+ Nền văn hoá xã hội Việt Nam: Nền văn hoá nước ta đậm đà bản sắc, là đất nước có nền văn hoá lâu đời. Là một đất nước với dân số trẻ, người lao động khéo léo, chịu khó điều này tạo thuận lợi cho những ngành cần nhiều lao động như ngành dệt may.

+ Nền văn hoá xã hội của các thị trường: Thị trường chủ yếu của Công ty là Mỹ, EU, Nhật Bản… đây là những thị trường lớn, có nền văn hoá phong phú, có thói quen mua sắm nhiều. Tuy nhiên, Mỗi thị trường lại có một nét văn hoá riêng do đó để có thể thâm nhập vào các thị trường này thì điều quan trọng là Công ty phải thấu hiểu được văn hoá của từng thị trường để có

thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng ở các phân khúc thị trường khác nhau.

c) Chính trị - pháp luật

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nên cũng như yếu tố văn hoá xã hội thì yếu tố chính trị pháp luật cũng phải xét trên cả hai phương diện đó là chính trị pháp luật ở Việt Nam và chính trị pháp luật ở các thị trường.

+ Ở Việt Nam: Từ sau giải phóng, nhìn chung tình hình chính trị pháp luật của nước ta là ổn định.. Trong những năm gần đây, Nhà nước cũng đã cố gắng từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho đúng đắn hơn, góp phần hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế. Không chỉ vậy nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ giúp đỡ cho các doanh nghiệp phát triển, có thể vươn xa hơn ra khu vực cũng như thế giới.

+ Ở các thị trường: Có thể nhận thấy rằng, các thị trường của Công ty là những nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có tính hiệu lực cao. Đặc biệt, ở các thị trường này người dân rất tuân thủ pháp luật và trong kinh doanh họ cũng đòi hỏi điều đó ở đối tác của mình. Hơn thế nữa, pháp luật cũng bảo về quyền lợi của người tiêu dùng rất chặt chẽ. Hiểu biết và nắm bắt chính trị và pháp luật của các quốc gia đó là một điều vô cùng cần thiết giúp doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường một cách dễ dàng cũng như có thể tránh khỏi những vi phạm gây ra tổn hại không cần thiết.

4.1.1.2 Môi trường vi mô

Các yếu tố của môi trường vi mô tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc xem xét các yếu tố của môi trường vi mô là vô cùng cần thiết, trong phạm vi đề tài của mình tôi chủ yếu tập trung vào 3 yếu tố của môi trường vi mô đó là các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng.

a) Các nhà cung cấp

Hiện nay, Công ty đã thiết lập được một hệ thống các nhà cung cấp nguyên liệu cũng như máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất ổn định, đáp

ứng được kịp thời nhu cầu sản xuất của Công ty. Các nhà cung cấp của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài, đây là những doanh nghiệp có uy tín, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Tuy nhiên khi các nhà cung cấp chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài cũng đã gây nên nhiều khó khăn như giao dịch kinh doanh tốn nhiều chi phí; nguyên vật liệu phải vận chuyển xa, chi phí cao; phải qua nhiều cổng hải quan với thủ tục còn nhiều khó khăn….

Có thể nói rằng các nguyên liệu cho ngành dệt may hiện nay không phải là khan hiếm, nhưng để có được những nguồn nguyên liệu tốt đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu quả là không dễ dàng. Lựa chọn và duy trì được mối quan hệ với các nhà cung cấp uy tín là một điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều này đòi hỏi nhân viên phòng xuất nhập khẩu của Công ty không chỉ phải giỏi chuyên môn, ngoại ngữ mà còn phải am hiểu các tiêu chuẩn chất lượng cũng như là các đặc điểm riêng của từng nhà cung cấp. Để đáp ứng cho việc giao dịch thuận lợi hơn cũng như tạo tinh thần trách nhiệm cao hơn cho các nhân viên làm công tác nhập khẩu nguyên vật liệu, Công ty đã giao cho từng nhân viên phụ trách từng nhà cung cấp cụ thể.

Bảng 10: Các nhà cung cấp của Công ty năm 2008

TT Nhà cung cấp Trị giá (USD) Tỷ trọng (%) 1 Hàn Quốc 2428240 6.38 2 Trung Quốc 2630165 6.92 3 Hồng Kông 17441670 45.86 4 Đức 75263 0.2 5 Pakistan 1552956 4.08 6 Italia 91392 0.24 7 Lavia 4139265 10.88 8 Việt Nam (XNK tại chỗ) 9593262 25.22 9 Nhật bản 30849 0.08 10 Nước khác 49063 0.14 Tổng 38032125 100

Một nhà cung cấp không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đó là Ngân hàng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng khó có thể có đủ vốn để phục vụ cho sản xuất và phát triển và ngân hàng là một giải pháp, hơn thế nữa các dịch vụ ngân hàng hiện nay giúp cho công việc thanh toán của doanh nghiệp được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng. Công ty cổ phần may Chiến Thắng có một mối quan hệ tốt với các ngân hàng trong và ngoài nước, nhờ đó mà tạo thuận lợi trong việc vay vốn cũng như sử dụng các dịch vụ khách hàng.

b) Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay Công ty Cổ phần May Chiến Thắng đang phải cạnh tranh trong một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh không chỉ bởi đây là một thị trường hấp dẫn với nhu cầu cao mà nó còn được nhiều quốc gia sử dụng như một trong những ngành nghề giải quyết nhu cầu việc làm của người lao động.

+ Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở thị trường nước ngoài hàng dệt may Việt Nam nói chung và hàng dệt may của Công ty nói riêng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philipins, Đài Loan, Inđônêxia, Thái Lan, Hàn Quốc….Đây là những đối thủ mạnh có tầm cỡ quốc tế. Sản phẩm của họ nổi tiếng về hình thức đẹp, chất lượng cao và có lợi thế về giá cả. Trong khi đó, sản phẩm dệt may của chúng ta chỉ mới gia nhập thị trường, giá cả còn cao và kinh nghiệm thì còn chưa có.

+ Các đối thủ cạnh tranh trong nước:

Không chỉ chịu áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ quốc tế như đã nêu ở trên, ở trong nước cũng có rất nhiều doanh nghiệp cũng sản xuất những sản phẩm tương tự hoặc giống các sản phẩm của Công ty. Tính đến nay cả nước có hơn 187 doanh nghiệp dệt may nhà nước trong đó có 117 nhà máy may và 70 nhà máy dệt. Bên cạnh đó còn có gần 800 Công ty tư nhân, Công

ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Trong đó có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu may mặc. Có thể nói đây là một số lượng không nhỏ, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước là rất mạnh mẽ, nổi lên là các Công ty như: May 10, may Việt Tiến, may Thăng Long, may 2 Hải Phòng, may Thái Tuấn….Các Công ty này đều chuyên sản xuất, kinh doanh về may mặc, có quy mô tương đối lớn. Bên cạnh đó mặt hàng kinh doanh của họ rất phong phú, đa dạng, thương hiệu của các Công ty này được người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng trong nước biết đến nhiều hơn so với thương hiệu của Công ty may Chiến Thắng.

Qua việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước như trên ta rút ra những điểm mạnh của các đối cạnh tranh so với Công ty Cổ phần may Chiến Thắng như sau:

 Sản phẩm đa dạng, giá cả tương đối, phục vụ hầu hết tất cả các đối tượng khách hàng trên thị trường.

 Có thương hiệu, có uy tín, được nhiều người tiêu dùng biết đến.  Có hệ thống phân phối rộng khắp.

 Có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.

c) Khách hàng

Khách hàng mang lại doanh thu cho Công ty, là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Trong những năm gần đây Công ty đã có được một số lượng khách hàng trung thành tương đối như Kwintet, Textyle, Woobo,…. Qua bảng thì chúng ta có thể thấy được một số khách hàng chính của Công ty cũng như số lượng sản phẩm mà họ tiêu thụ năm 2008. Trong các khách hàng thì Kwintet vẫn giữ vị trí hàng đầu với 599047 sản phẩm chiếm 40,09%, tiếp đến là Mango với 506207 sản phẩm chiếm 33,88%, tiếp đến là Textyle với 182688 sản phẩm chiếm 12,23%.

Bảng 11: Một số khách hàng chính của Công ty năm 2008 TT Khách hàng Số lượng tiêu thụ (SP) Tỷ trọng (%) 1 Kwintet 599047 40,09 2 Mango 506207 33,88 3 Textyle 182688 12,23 4 Youshin 143078 9,58 5 Leisrue 34382 2,30 6 Woobo 6770 0,45 7 Happytex 4500 0,30 8 Hồ Gươm 3200 0,21 8 Khác 14300 0,96 Tổng 1494172 100,00

(Nguồn: Phòng kế hoạch - Thị trường)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MAY CHIẾN THẮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG (Trang 56 - 62)