Xây dựng và phát triển thương hiệu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MAY CHIẾN THẮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG (Trang 32)

Trong khoảng thời gian gần 20 năm từ năm 1990 đến nay, việc đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước tăng đáng kể với hai bước đột phá lớn nhờ gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và sự ra đời của luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực ngày 1/7/2006, cùng với việc nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu cũng có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam vào ngày 11/7/2006 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu của mình. Lượng đơn gửi đến cục sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nước ngoài không ngừng tăng lên qua các năm.

Chúng ta có thể thấy được sự gia tăng số lượng đăng ký bảo bộ cũng như giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế qua các năm trong hệ thống bảng sau:

Bảng 2:Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp từ 1982 đến 2007 Năm Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số 1982 -1988 461 773 1234 1989 255 232 487 1990 890 592 1482 1991 1747 613 2360 1992 1595 3022 4617 1993 2270 3866 6136 1994 1419 2712 4131 1995 2217 3416 5633 1996 2323 3118 5441 1997 1645 3165 4810 1998 1614 2028 3642 1999 2380 1786 4166 2000 3483 2399 5882 2001 3095 3250 6345 2002 6560 2258 8818 2003 8599 3536 12135 2004 10641 4275 14916 2005 2006 2007 12884 16071 19653 5314 6987 7457 18018 23058 27110 (Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ)

Bảng 3: Đơn kiểu dáng công nghiệp đã được nộp từ 1989 đến 2007 Năm Số đơn kiểu dáng công nghiệp đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số 1989 52 8 60 1990 194 6 200 1991 420 2 422 1992 674 14 688 1993 896 50 946 1994 643 73 716 1995 1023 108 1131 1996 1516 131 1647 1997 999 157 1156 1998 931 126 1057 1999 899 137 1036 2000 1084 119 1203 2001 810 242 1052 2002 595 235 830 2003 447 233 680 2004 686 286 972 2005 2006 2007 889 1105 1338 446 490 567 1335 1595 1905 (Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ)

Bảng 4: Đơn sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2007 Năm Số đơn sáng chế đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số 1981 - 1988 453 7 460 1989 53 18 71 1990 62 17 79 1991 39 25 64 1992 34 49 83 1993 33 194 227 1994 22 270 292 1995 23 659 682 1996 37 971 1008 1997 30 1234 1264 1998 25 1080 1105 1999 35 1107 1142 2000 34 1205 1239 2001 52 1234 1286 2002 69 1142 1211 2003 78 1072 1150 2004 103 1328 1431 2005 2006 2007 180 196 219 1767 1970 2641 1947 2166 2860 (Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ)

Những thành quả nêu trên quả là đáng khích lệ, tuy nhiên chúng ta cũng phải thừa nhận rằng việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài hiện nay của doanh nghiệp nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các bảng 1, 2,3.

Có nhiều doanh nghiệp chỉ đăng ký quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp và kiểu dáng công nghiệp trong nước mà không đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài nên bị các đối tác đăng ký bảo hộ dưới dạng sáng chế. Bị đăng ký mất thương hiệu làm các doang nghiệp phải lún sâu vào các vụ kiện tụng tranh chấp tốn kém. Hiện nay còn xuất hiện xu hướng mới là chiếm đoạt thương hiệu trên tài nguyên mạng, bằng việc đăng ký trước tên miền để đầu cơ và bán với giá cao khi có cơ hội.

Bên cạnh tình trạng đăng ký cướp thương hiệu, thì xâm phạm sở hữu trí tuệ còn diễn ra dưới nhiều hình thức khác và hết sức phổ biến. Các hành vi xâm phạm diễn ra ở hầu hết các loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, tập trung dưới dạng sao chép nhãn hiệu, sao chép kiểu dáng, mang các chỉ dẫn địa lý giả mạo. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễm ra nghiêm trọng và phức tạp. Có thể thấy điều đó qua số lượng vi phạm bị phát hiện qua các năm tăng lên nhanh chóng qua các năm. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 3 năm gần đây, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã xử lý khoảng 1500 vụ hàng giả, hàng nhái. Các lực lượng thanh tra khoa học và công nghệ trong toàn quốc đã xử lý vi phạm hành chính 252 cơ sở vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong 4 năm gần đây, hải quan cả nước cũng xử lý gần 400 vụ xuất nhập khẩu hàng giả, hàng nhái.

Để xây dựng được chỗ đứng cho sản phẩm của mình doanh nghiệp đã phải bỏ ra những khoản chi phí không nhỏ, nay lại phải bỏ thêm những khoản không ít để bảo vệ nó và chống lại sự xâm phạm. Nhiều doanh nghiệp đã phải chọn giải pháp từ bỏ sản phẩm truyền thống để đầu tư thay đổi công nghệ đưa ra những sản phẩm với khuôn mẫu, kiểu dáng mới. Nhưng có thể thấy đây cũng chỉ là một biện pháp tính thế tạm thời bởi việc là nhái theo kiểu dáng,

mẫu mã mới không phải là một việc làm khó khăn. Bên cạnh những tổn thất về tài chính doanh nghiệp còn hứng chịu nhiều tồn thất vô cùng lớn do mất uy tín, lòng trung thành của khách hàng.

Vì sao lại xảy ra các hiện tượng nêu trên? Chúng ta có thể kể ra một số nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, chưa nhận thức đầy đủ về thương hiệu và quản trị thương hiệu. Quả vậy, rất nhiều doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và giá trị của thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình và tìm cách bảo vệ nó. Trong các văn bản pháp luật của chúng ta không đề cập đến từ thương hiệu gây khó khăn cho việc thi hành pháp luật và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp và đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí không đúng về thuật ngữ thương hiệu. Đa số đều hiểu rằng thương hiệu chính là nhãn hiệu, cách hiểu này không hoàn toàn sai nhưng nó chưa bao hàm hết nội dung và ý nghĩa của thương hiệu.

Thứ hai, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp nước ta còn mang tính tự phát, một số có tính tổ chức nhưng còn mang tính manh mún, rời rạc. Nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại cho việc đầu tư xây dựng, đăng ký và bảo hộ thương hiệu. Đây là điểm yếu của các doanh nghiệp hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng trước hết là do hạn chế về tiềm lực tài chính vì đa số doanh nghiệp nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu dựa và nguồn vốn vay. Vì vậy họ rất ngại tốn kém chi phí khi phải bỏ ra một số tiền không phải là nhỏ và còn gặp khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu đặc biệt là ở thị trường nước ngoài. Hơn nữa các doanh Việt Nam còn yếu về nhận thức luật pháp, phong cách kinh doanh mang đậm nét của một quốc gia nông nghiệp như là ăn nhỏ lẻ, sợ rủi ro trong kinh doanh, chỉ thấy lợi trước mắt mà chưa thấy lợi ích lâu dài….. Chỉ khi nào thương hiệu bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại từ phía thứ ba thì doanh nghiệp mới tính đến việc làm thủ tục đăng ký bảo hộ.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng Thắng

a) Quá trình hình thành và phát triển

Ra đời trong khói lửa của cuộc khách chiến chống Mỹ cứu nước (2/3/1968), Xí nghiệp May Chiến Thắng trước kia nay là Công ty Cổ phần May Chiến Thắng thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) tính đến nay đã hơn 30 tuổi.

Ngày 2 tháng 3 năm 1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực (thuộc Công ty gia công dệt kim vai sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may cấp I Hà Tây, Bộ Nội Thương quyết định thành lập Xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B Phố Lê Trực, quận Ba Đình Hà Nội và giao cho Cục vải sợi may mặc quản lý. Xí nghiệp có nhiệm cụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi cho các lực lượng vũ trang và trẻ em. Cơ sở I của Xí nghiệp rộng trên 3000m2 với các dãy nhà cấp 4 được dọn dẹp, tu bổ đủ chỗ để lắp 250 máy may. Hầu hết nhà xưởng ở đây đều cũ và dột nát. Thiết bị của Xí Nghiệp lúc đó, một phần do cơ sở cũ để lại, một phần được bổ sung từ Xí nghiệp May 10 sang, bao gồm các máy may đạp chân cùng một số máy thùa, đính do Liên Xô chế tạo, còn các dụng cụ cắt vẫn ở dạng thủ công. Mặc dù trong điều kiện vô cùng khó khăn như vậy nhưng những sản phẩm đầu tiên của Xí nghiệp May Chiến Thắng để phục vụ bộ đội và trẻ em đã được đưa ra xuất xưởng, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc.

Đầu năm 1969, May Chiến Thắng được bổ sung cơ sở II ở Đức Giang Gia Lâm. Tháng 5 năm 1971 Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên sản

xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động. Ngày 16 tháng 4 năm 1972 Mỹ ném bom vào khu vực Đức Giang Gia Lâm, cơ sở II của Xí nghiệp phải sơ tán về xã Đông Trù, huyện Đông Anh nên sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhưng Xí nghiệp vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Năm 1978 đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của Xí nghiệp May Chiến Thắng. Xí nghiệp tiếp tục phát triển lớn mạnh về nhiều mặt. Sau 10 năm giá trị tổng sản lượng tăng gấp 11 lần, tổng số công nhân viên chức tăng 3 lần, cơ cấu sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Năm 1986, đây là thời kỳ xoá bỏ bao cấp tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi Xí nghiệp phải vượt qua nhiều khó khăn chủ quan cũng như khách quan vì cơ chế thị trường ở nước ta mới được mở ra, các doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm với cơ chế thị trường.

Năm 1990, hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ ảnh hưởng to lớn đến xuất khẩu. Từ đây một thị trường ổn định và rộng lớn không còn nữa. Xí nghiệp May Chiến Thắng rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, để tồn tại và phát triển xí nghiệp đã phải đầu tư hiện đại hoá cơ sỏ hạ tầng, máy móc thiết bị, mở rộng thị trường sang một số nước trong khu vực II như CHLB Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển, Hàn Quốc…..

Năm 1992 tại cơ sở số 10 Thành Công Ba đình Hà Nội mới xây dựng xong đã được đưa vào sử dụng kịp thời. Ngày 25 tháng 8 năm 1992 Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 730/CNn - TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành Công ty May Chiến Thắng. Đây là một sự kiến đánh dấu một bước trưởng thành về chất của Xí nghiệp, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ qua chức năng hoạt động mới của Công ty. Từ đây cùng với việc sản xuất, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty đã được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế thị trường.

Ngày 25 tháng 3 năm 1994 Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng Công ty Dệt Việt Nam được sát nhập vào Công ty May Chiến

Thắng theo quyết đinh số 290/QĐ - TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ.

Trước những đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước cũng như trên thế giới, Công ty May Chiến Thắng được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam phê duyệt kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/12/1996, Công ty May Chiến Thắng là doanh nghiệp nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty.

Năm 1997 công trình đầu tư ở 22 Thành Công đã cơ bản được hoàn thành với 3 khu, mỗi khu 5 tầng, tổng diện tích lên tới 13000m2, gồm 6 phân xưởng may, 1 phân xưởng da và một phân xưởng in thêu, 50% khu vực chế xuất đã được trang bị điều hoà không khí để đảm bảo môi trường lao động tốt cho người lao động.

Theo căn cứ nghị định số 55/2003/ND - CP ngày 28/5/2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ công nghiệp. Căn cứ nghị định số 64/2002/NĐ - CP ngày 19/6/2002 của chính phủ về việc cổ phần hoá Công ty may Chiến Thắng. Đến ngày 10/11/2004, Công ty may Chiến Thắng chuyển thành Công ty cổ phần may Chiến Thắng, có tên giao dịch quốc tế là: CHIENTHANG GARMENT JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt là: CHIGAMEX

Trụ sở chính: 22 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại: 04 8314342

Website: www.chigamex.com.vn E-mail: chigamex@fpt.vn

b) Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại mặt hàng may mặc. - Nhiệm vụ:

 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và lệ phí.

 Ưu tiên sử dụng lao động trong nước và đảm bảo lợi ích, quyền lợi cho người lao động theo quy định của luật lao động.

 Tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, di tích văn hoá, lịch sử, trật tự an toàn xã hội.

 Tiến hành ghi chép sổ sách kế toán theo quy định và chịu sự kiểm soát của cơ quan tài chính.

 Doanh nghiệp luôn phải thực hiện khâu kiểm tra chất lượng, tránh tình trạng làm bừa làm ẩu, mất vệ sinh gây tổn hại đến uy tín của Công ty.

3.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất

Tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng nguyên vật liệu chính được sử dụng trong sản xuất sản phẩm may mặc và thảm len là: vải, da, thảm… cùng các phụ liệu như: chun, chỉ, khuy, khoá, cúc, đạn bắn mác….Các nguyên phụ liệu này chủ yếu đều do các bên gia công cung cấp dưới dạng nhập khẩu. Ngoài ra cũng có trường hợp Công ty mua nguyên vật liệu về để sản xuất.

Sản phẩm của Công ty chủ yếu được sản xuất thông qua các đơn đặt hàng. Khi Công ty nhận được đơn đặt hàng và nguyên phụ liệu do bên đặt hàng cung cấp thì Công ty sẽ tiến hàng thiết kế sản phẩm và làm thử. Sản phẩm sau khi được làm thử được chuyển đến bộ phận duyệt mẫu để kiểm tra. Khi sản phẩm đó đạt yêu cầu, thì các sản phẩm này sẽ được đưa đến các phân xưởng để sản xuất.

Mỗi phân xưởng sản xuất là một giây chuyền khép kín phải tiến hành toàn bộ các công việc từ làm mẫu cứng, giác mẫu, khớp mẫu rồi đưa đến tổ cắt. Tổ cắt sẽ nhận vật liệu cắt theo mẫu đã giác và chuyển đến tổ may. Các tổ may được chuyên môn hoá, mỗi người may một công đoạn: may thân, tay,

vào chun, khoá, thùa khuyết, đính cúc,…Kết thúc quy trình mỗi tổ sẽ có một người kiểm tra về mặt kỹ thuật và sẽ có một người thu sản phẩm ở cuối giây chuyền chuyển cho bộ phận là. Cuối cùng sản phẩm sẽ được đưa đến bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra, đóng gói và chuyển xuống kho.

3.1.3 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần may Chiến Thắng theo dạng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MAY CHIẾN THẮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w