Biện pháp giảm thiểu liên quan đến bảo vệ môi trường nước.

Một phần của tài liệu dtm_giao_thong (Trang 34 - 35)

Những tác động tiềm tàng liên quan đến môi trường nước bao gồm những thay đổi theo chiều hướng bất lợi tới chế độ thủy văn nước mặt,nước ngầm của các loại dòng chảy kể cả các dòng nước chảy tràn,dòng chảy lũ và làm suy thoái chất lượng nước. Biện pháp giảm thiểu các loại tác động tiềm tàng đối với chế độ thủy văn nước mặt, nước ngầm

phải được giải quyết trước hết thông qua các thiết kế về hệ thống thoát nước ngang trà không làm thay đổi tình trạng dòng nước tự nhiên hiện tại và các công trình tưới tiêu gần khu vực dự án; Các công trình trên tuyến sẽ được định vị tại nguồn nước ít nhạy cảm nhất và khu vực có nguy cơ xói mòn là thấp nhất; Mực nước thiết kế của các công trình ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054 - 1998 phải tính đến các ảnh hưởng do bão và lũ; Tận dụng các vật thể tự nhiên hoặc tạo ra chúng với mục đích làm chậm dòng nước lũ; Đối với các dòng chảy có nguy cơ xói lở bờ không tổ chức khai thác vật liệu và tìm giải pháp gia cố bờ tránh xói lở nếu tình trạng này xảy ra trong phạm vi của dự án. Các tác động về chất lượng nước tiềm tàng trong giai đoạn thi công cũng sẽ được giảm thiểu qua việc hạn chế sự lắng đọng bùn cát nhờ các kĩ thuật khống chế xói mòn, khống chế chất thải tại các vị trí của trạm trộn asphalt và các nguồn chất thải rắn và lỏng khác; Công trường xây dựng và các nguồn ảnh hưởng phụ tiềm tàng khác sẽ được bố trí ở vị trí phù hợp và sẽ được cung cấp hệ thống thoát nước và nước thải, đảm bảo rằng các nguồn nước tiếp nhận chất thải từ các hoạt động của dự án không bị suy giảm về chất lượng ( theo TCVN5492 và 5493-1995 ); Mọi sự can thiệp vào mực nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước này phải được khống chế chặt chẽ. Giám sát chất lượng nước ngầm theo TCVN 5944-1995.

Một phần của tài liệu dtm_giao_thong (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)