- Phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu
T ên doanh nghiệp
3.2.2 Thiết lập hệ thống chỉ tiêu quản trị các yếu tố đầu vào và lập dự toán các yếu tố đầu vào
yếu tố đầu vào
Công tác lập kế hoạch nói chung, kế hoạch về các yếu tố đầu vào nói riêng ở một số DNNN chưa được chú ý đúng mức (qua khảo sát thực tế ở một số DNNN hiện nay phần 2.1). Theo chúng tôi, các DN cần quan tâm hơn nữa đến công tác này, đặc biệt là ở các DN có quy mô vừa và lớn. Khi tổ chức thực hiện các công việc này trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay có hai hướng như sau:
- Đối với các DN có tổ chức bộ phận kế hoạch riêng và bộ phận này tiến hành việc lập tất cả các kế hoạch hoạt động của DN. Khi đó việc lập hệ thống các chỉ tiêu quản trị các yếu tố đầu vào và lập dự toán các yếu tố đầu vào do bộ phận này thực hiện rồi giao cho bộ phận KTQT các yếu tố đầu vào.
- Đối với các DN chưa có bộ phận kế hoạch riêng, hoặc có nhưng không tiến hành việc lập kế hoạch cụ thể về các yếu tố đầu vào thì hai nội dung trên do chính KTQT các yếu tố đầu vào tiến hành.
Nội dung công việc lập kế hoạch đối với từng yếu tố cụ thể là:
- Đối với yếu tố NLVL
Căn cứ vào kế hoạch SXKD, số lượng NLVL, hàng hóa tồn đầu kỳ, nhu cầu về NLVL để phục vụ hoạt động SXKD trong kỳ và nhu cầu về NLVL ở cuối kỳ để đảm bảo cho quá trình hoạt động của DN diễn ra liên tục và đảm bảo một lượng NLVL dự trữ nhằm đối phó với những thay đổi về điều kiện KD: các hợp đồng SX mới, sự thiếu hụt NLVL do biến động của thị trường để tính toán, xác định lượng NLVL cần mua (hoặc tự SX) trong kỳ của DN. Việc tính toán này được thực hiện đối với từng loại NLVL hoặc với những loại NLVL chủ yếu và được tổng hợp để trở thành kế hoạch cung ứng NLVL của DN. Kế hoạch này cần xác định cả về số lượng NLVL, nguồn cung cấp cũng như thời gian cần có và giá cả của từng loại. Đồng thời cũng tính toán định mức dự trữ đối với các NLVL chủ yếu để hoạt động của DN diễn ra liên tục và đảm bảo sử dụng vốn của DN có hiệu quả.
Căn cứ vào kế hoạch SXKD, căn cứ vào tình hình thực tế về lực lượng lao động của đơn vị: số lượng lao động (số lượng lao động hiện có, dự tính số lượng lao động sẽ thôi làm việc do các nguyên nhân khác nhau như: nghỉ hưu, đi đào tạo lại, chuyển công tác...); chất lượng lao động (cấp bậc thợ, trình độ đội ngũ nhân viên quản lý, năng suất lao động bình quân của công nhân SX) để xác định số lượng lao động cần có để đáp ứng nhu cầu SXKD. Nếu số lượng lao động không đủ thì phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động mới hoặc thuê thêm lao động bên ngoài.
- Đối với yếu tố TSCĐ
Dựa trên cơ sở kế hoạch SXKD, căn cứ vào tình hình thực tế về trang bị và sử dụng TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD ở đơn vị: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, công suất của từng TSCĐ; số TSCĐ sẽ thanh lý, nhượng bán trong kỳ để xây dựng kế hoạch đổi mới trang bị TSCĐ phục vụ cho nhu cầu SXKD.
Trong các kế hoạch về từng yếu tố đầu vào kế trên đều nêu cụ thể các chỉ tiêu hiện vật và giá trị (theo dự toán) mà DN phải thực hiện được.