- Phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu
T ên doanh nghiệp
2.3.3. Kế toán tài sản cố định
Tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương
Căn cứ vào "Biên bản giao nhận tài sản cố định" (trang 59) được gửi đến, kế toán tiến hành lập "Thẻ tài sản cố định " (trang 60). Sau đó tiến nhập thẻ TSCĐ vào máy tính. Qua chương trình máy tính kế toán có được "Báo cáo tình hình tài sản cố định" hiện có của Công ty theo từng loại TSCĐ hoặc theo theo từng bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ đó (trang 61).
Cũng căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ của đơn vị như Biên bản thanh lý TSĐ (trang 62) để kế toán lập các "Thẻ tài sản cố định". Do đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Công ty nên kế toán chỉ lập thẻ đối với những TSCĐ do Công ty quản lý (cụ thể là khối văn phòng), còn đối với những TSCĐ do các Đội SX sử dụng thì căn cứ vào báo cáo chi phí của đội để trích khấu hao của chúng vào chi phí của đội đó. ở khối văn phòng không lập "Sổ TSCĐ theo bộ phận sử dụng" cho từng bộ phận sử dụng.
Tại Công ty May 20
Kế toán chi tiết TSCĐ tăng, giảm trong kỳ cũng được căn cứ vào biên tiến hành tương tự như ở Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương, vào cuối kỳ kế toán, kế toán lập các báo cáo: Báo cáo tăng tài sản cố định (trang 63), Báo cáo giảm tài sản cố định (trang 64) theo nguyên giá; Báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định theo từng loại TSCĐ (trang 65) và Báo cáo tăng, giảm TSCĐ và vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành vốn (trang 66).
Qua tình hình thực tế kế toán TSCĐ ở một số DNNN, có thể đưa ra một số đánh giá sau:
* Về ưu điểm
Có DN (Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương) đã tiến hành tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, bảo quản và sử dụng TSCĐ. Công ty May 20 đã lập các báo cáo cung cấp cụ thể về tình hình tăng giảm TSCĐ của đơn vị theo từng loại TSCĐ theo tình hình sử dụng, theo tính năng kỹ thuật, và từng nguồn hình thành.
Qua các thông tin kế toán TSCĐ cung cấp đã giúp cho nhà quản trị thực hiện việc quản lý TSCĐ cả về mặt hiện vật cũng như giá trị; tình hình huy động các nguồn vốn để hình thành nên TSCĐ.
* Về hạn chế
+ ở một vài DN kế toán chưa cung cấp thông tin hữu ích giúp cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng của TSCĐ. Cần phải có các thông tin về TSCĐ theo mục đích sử
dụng (dùng vào SX, dùng cho các mục đích khác); theo tình trạng (cần sử dụng, không cần sử dụng) để việc quản lý TSCĐ có hiệu quả hơn.
+ Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, đội xây dựng...) kế toán chưa sử dụng sổ "TSCĐ theo đơn vị sử dụng" để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ tại bộ phận đó (Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp). Do đó, kế toán không theo dõi được sát sao tình hình tăng giảm TSCĐ nhất là ở các bộ phận ở xa công ty (các đội xây dựng ở Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp) nên chưa gắn được trách nhiệm vật chất cũng như trách nhiệm pháp lý của người sử dụng.
+ Đặc biệt, ở các DNNN trên chưa có các báo cáo giúp cho việc đánh giá, phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ như: công suất sử dụng, thời gian sử dụng, hiệu suất sử dụng để đưa ra các biện pháp quản lý TSCĐ có hiệu quả hơn và đề ra các quyết định về đổi mới TSCĐ.
Đánh giá chung về thực trạng tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các DNNN Việt Nam hiện nay
* Về ưu điểm
Các DNNN đã tiến hành công tác kế toán các yếu tố đầu vào theo đúng chế độ kế toán hiện hành, việc làm đó có một số ưu điểm sau:
- Giúp cho người quản lý DNNN kiểm tra, kiểm soát được một cách thường xuyên, liên tục, tình hình hiện có và sự biến động của từng yếu tố đầu vào trong DN để từ đó có các quyết định quản lý phù hợp.
- Giúp cho các cơ quan quản lý của Nhà nước kiểm tra một cách thống nhất, thuận tiện đối với việc sử dụng các yếu tố đầu vào của DN.
- Giúp cho việc quản lý về mặt hiện vật đối với các yếu tố đầu vào được tiến hành một cách chặt chẽ, xác định được trách nhiệm vật chất đối với việc bảo quản, sử dụng các yếu tố đầu vào ở từng bộ phận, cá nhân trong đơn vị.
* Về hạn chế
Việc kế toán chỉ tuân thủ theo quy định của Nhà nước đối với việc kế toán các yếu tố đầu vào như hiện nay cũng còn có một số hạn chế như sau:
- Yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi đơn vị đối với việc quản lý các yếu tố đầu vào là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm KD, quy mô hoạt động của đơn vị, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như nhân viên kế toán, trang thiết bị kỹ thuật cho bộ phận kế toán... Việc thực hiện đúng chế độ kế toán như hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho việc quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc sử dụng các yếu tố đầu vào của đơn vị và yêu cầu quản lý tài sản của DN, tức là mới chỉ trả lời được câu hỏi: Có những yếu tố đầu vào nào? Số lượng (hiện vật và giá trị) của từng yếu tố đầu vào đó là bao nhiêu? Các yếu tố đó ở đâu? Do bộ phận, cá nhân nào quản lý, sử dụng? Chứ chưa chú trọng đến việc cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể ở mỗi DN tức là các thông tin giúp cho nhà quản trị trả lời câu hỏi: Làm sao để sử dụng chúng có hiệu quả nhất?
- Các thông tin mà kế toán các yếu tố đầu vào cung cấp như hiện nay chỉ mới là các thông tin quá khứ, tức là các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành liên quan đến các yếu tố đầu vào của DN. Với các thông tin cung cấp như vậy việc quản lý các yếu tố đầu vào chưa thể đạt được hiệu quả như mong muốn vì để quản lý tốt, người quản lý còn phải nhận biết được các thông tin mang tính dự báo để có các quyết định phù hợp, kịp thời.
- Các thông tin kế toán cung cấp còn chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin để thực hiện các biện pháp quản trị tác nghiệp hiện đại đối với các yếu tố đầu vào.
Chính những hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng tới việc quản lý có hiệu quả các yếu tố đầu vào của DNNN và qua đó ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nói chung của các DNNN.
Nguyên nhân của các hạn chế trên có thể được lý giải như sau:
Về mặt khách quan:
Luật DNNN hiện hành phân biệt rõ nội dung quản lý nhà nước đối với DNNN và nội dung quản lý nhà nước với tư cách là chủ sở hữu. Với vai trò là chủ sở hữu công ty nhà nước, Luật DNNN quy định lại các quyền và nghĩa vụ chủ yếu của chủ sở hữu nhà nước: Nhà nước chỉ quản lý về giá trị, không can thiệp vào công việc điều hành hoạt động SXKD của công ty. Do đó, trong chế độ kế toán hiện hành, Nhà nước chỉ quy định các DNNN phải cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết về tài sản của DN.
+ Xuất phát từ nhu cầu thông tin về các yếu tố đầu vào của DNNN.
Về cơ bản nhu cầu thông tin về các yếu tố đầu vào, các cán bộ quản lý DNNN đều dựa trên các thông tin trong chế độ kế toán của Nhà nước. Họ chưa đưa ra được những yêu cầu về các thông tin khác để kế toán cung cấp.
Thực tế qua việc khảo sát ở một số DNNN, chúng tôi nhận thấy, các cán bộ quản lý ít có nhu cầu đòi hỏi kế toán cung cấp các thông tin ngoài các thông tin mà chế độ kế toán đã quy định; việc lập các kế hoạch mua sắm NLVL, TSCĐ... cũng được một vài DN tiến hành song vẫn nặng tính hình thức, chưa coi kế hoạch là một chức năng quản trị cần phải thực hiện. Qua khảo sát thực tế ở ba công ty thuộc lĩnh vực SX nói trên mới chỉ có Công ty May 20 thực hiện kế hoạch NLVL để đảm bảo cho SX những mặt hàng quân tư trang phục vụ cho quân đội. Ngoài ra, rất ít DN thực hiện công tác phân tích hoạt động KD. Nguyên nhân của tình trạng này là do kiến thức về quản trị DN của cán bộ quản lý còn nhiều bất cập. Chính bởi tình trạng đó mà cán bộ quản lý không đòi hỏi kế toán phải cung cấp các thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ.
+ Xuất phát từ phía đội ngũ nhân viên kế toán của DN.
Có một thực tế là trong các DNNN nói riêng và ở các đơn vị kế toán nói chung, các nhân viên kế toán mới chỉ chú ý tới việc thực hiện công tác kế toán theo đúng chế độ hiện hành và cho rằng làm như vậy là đã hoàn thành công việc của mình. Họ hầu như không chủ động cung cấp các thông tin khác ngoài thông tin mà Nhà nước đã quy trong chế độ kế toán để phục vụ cho quản lý. Thực trạng này được lý giải bởi nhận thức về KTQT của đội ngũ nhân viên kế toán còn hạn chế.
Trong chương 2, luận văn đã trình bày thực trạng công tác kế toán các yếu tố đầu vào trong các DNNN và đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế. Đây là cơ sở để đề ra các kiến nghị về tổ chức công tác KTQT các yếu tố đầu vào trong các DNNN ở chương 3 của luận văn.
Chương 3
Một số kiến nghị về tổ chức kế toán quản trị
Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các DN trong cơ chế thị trường, để đứng vững và phát triển, các DNNN Việt Nam bước đầu đã nhận thấy sự cần thiết phải tổ chức KTQT để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho quản trị DN. Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở các DNNN chúng tôi nhận thấy việc tổ chức KTQT trong các DNNN đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng: các DNNN còn nhiều băn khoăn cả về nội dung công việc KTQT và mô hình tổ chức KTQT. Mặt khác, KTQT mới chỉ xuất hiện trong Luật Kế toán, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc tổ chức công tác KTQT nói chung cũng như KTQT các yếu tố đầu vào nói riêng.
Từ những vấn đề nêu trên, việc tổ chức KTQT các yếu tố đầu vào trong các DNNN là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.