Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp nhà nước để thực hiện công tác kế toán quản trị các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay potx (Trang 54 - 57)

- Phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu

T ên doanh nghiệp

3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp nhà nước để thực hiện công tác kế toán quản trị các yếu tố đầu vào

tác kế toán quản trị các yếu tố đầu vào

Như đã trình bày ở chương 2 của luận văn, các DNNN hiện nay đã tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Nhà nước có tính đến đặc điểm của từng DN. Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy kế toán mới chỉ chú ý tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin theo nội dung kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, chỉ có một số biểu hiện chưa mang tính hệ thống về KTQT các yếu tố đầu vào, chưa phân định nhiệm vụ, chức năng cho các

nhân viên kế toán trong việc thực hiện KTTC và KTQT các yếu tố đầu vào. Do vậy, để thực hiện tốt KTQT, trước hết phải tổ chức bộ máy kế toán trong DNNN, đảm bảo thực hiện KTQT.

ở chương 1, luận án đã phân tích và đưa ra kết luận rằng mô hình tổ chức KTQT phù hợp với các DNNN ở Việt Nam hiện nay là mô hình kết hợp KTTC và KTQT trong một tổ chức, một bộ máy kế toán. Trong phần này, luận văn trình bày cụ thể về tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp KTTC và KTQT các yếu tố đầu vào trong cùng một bộ máy kế toán.

Trong mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp giữa KTTC và KTQT, các nhân viên kế toán trong từng bộ phận vừa thực hiện công việc KTTC, vừa thực hiện công việc KTQT. Căn cứ vào yêu cầu và mục tiêu cần quản lý, căn cứ vào năng lực, trình độ của từng nhân viên trong phòng, kế toán trưởng DN phân công nhiệm vụ, chức năng cho từng nhân viên kế toán, trong đó quy định cụ thể những công việc phục vụ cho mục đích KTTC và KTQT. Đối với công việc KTQT, cần tổ chức hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ nội dung công việc KTQT cho nhân viên kế toán vì hiện nay đa phần các nhân viên kế toán còn rất bỡ ngỡ với những công việc KTQT, đặc biệt những nội dung công việc mới bổ sung thêm. Việc phân công công việc cho nhân viên kế toán một cách cụ thể, chi tiết sẽ đảm bảo thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin KTQT theo yêu cầu của nhà quản trị một cách kịp thời và ngược lại.

Trên thực tế, công việc KTTC trong từng bộ phận (phần hành) kế toán có phần tương tự nhau giữa các DNNN vì đều phục vụ cho việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo KTTC. Nhưng nội dung công việc KTQT của từng bộ phận, phần hành kế toán lại rất khác nhau giữa các DNNN do sự khác nhau về nhu cầu thu nhận thông tin của nhà quản trị và tính linh hoạt của KTQT. Mặc dù vậy, trên giác độ chung nhất, công việc chủ yếu của KTTC và KTQT các yếu tố đầu vào của từng bộ phận kế toán theo mô hình kết hợp có thể khái quát như sau.

* Bộ phận kế toán TSCĐ

- Phần việc KTTC: Thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành về kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết TSCĐ.

+ Lập kế hoạch, dự toán về tình hình tăng, giảm TSCĐ theo từng loại TSCĐ, từng nguồn vốn đầu tư TSCĐ...

+ Tùy theo yêu cầu quản trị cụ thể của DNNN, KTQT có thể mở các sổ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ theo từng nguồn vốn đầu tư, từng mục đích sử dụng, tình hình sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng, thời gian sử dụng, tình trạng kỹ thuật, lập dự toán mua sắm, trang bị TSCĐ, lập báo cáo TSCĐ, lập báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm TSCĐ v.v...

* Bộ phận kế toán lao động tiền lương

- Phần việc KTTC: Thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành về kế toán tổng hợp và hạch toán lao động, tính tiền lương theo đặc điểm hoạt động của DN.

- Phần việc KTQT:

+ Lập dự toán tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động.

+ Theo dõi chi tiết các khoản phải thanh toán với cán bộ, công nhân viên, phản ánh tình hình sử dụng lao động: tình hình hiện có và tăng, giảm số lượng lao động; chất lượng lao động; ngày công, giờ công lao động; năng suất lao động; tình hình sử dụng quỹ lương..., cung cấp chỉ tiêu chi tiết về chi phí nhân công để lập báo cáo chi phí của từng bộ phận, của toàn DN theo yêu cầu quản trị.

* Bộ phận kế toán NLVL

- Phần việc KTTC: Thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành về kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết NLVL.

- Phần việc KTQT:

+ Lập dự toán về nhu cầu NLVL.

Tùy theo yêu cầu quản trị cụ thể của DNNN, KTQT có thể mở các bảng theo dõi tình hình cung cấp NLVL theo từng nguồn cung cấp chủ yếu, thời gian cung cấp tình hình dự trữ các NLVL chủ yếu cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo KTQT về NLVL.

Các nội dung của công tác KTQT các các yếu tố đầu vào đã được trình bày trong chương 1 của luận văn (phần 1.3.4). Sau đây luận văn trình bày những nội dung cụ thể của KTQT các yếu tố đầu vào trong các DNNN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tổ chức kế toán quản trị các yếu tố đầu vào trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay potx (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)