nhà nước hiện nay
Để điều hành hoạt động một cách có hiệu quả, các DNNN đều tổ chức một bộ máy quản lý nhằm thực hiện các chức năng quản lý.
Qua khảo sát mô hình bộ máy tổ chức quản lý một số DNNN như Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương, Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp (thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn), Công ty May 20 (Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng) (Phụ lục 1, 2, 3), chúng tôi nhận thấy: Trong mỗi mô hình tổ chức bộ máy quản lý đều có các bộ phận để thực hiện các chức năng, công việc của quản lý. Tuy nhiên, việc sắp xếp, bố trí, lắp ghép các bộ phận chức năng khác nhau vào cùng một bộ phận có sự khác nhau Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương ghép bộ phận kế hoạch với bộ phận vật tư còn Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp lại bố trí tách ra.
Tuy có sự khác nhau như đã nêu ở trên nhưng nhìn chung mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong DNNN có thể khái quát qua sơ đồ 2.1.
Ban lãnh đạo DN Bộ phận tổ chức hành chính, lao động, tiền lương Bộ phận kế hoạch, kinh doanh Bộ phận vật tư Bộ phận kế toán, tài vụ, thống kê Bộ phận kỹ thuật, chất lượng Bộ phận chức năng khác...
: Quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trong DNNN Trong mô hình này, các bộ phận có chức năng cụ thể là:
- Ban lãnh đạo: Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của DNNN, đưa ra các chiến lược SXKD cụ thể trong từng giai đoạn, điều hành, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược đó.
- Bộ phận tổ chức, hành chính, lao động tiền lương: Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự của đơn vị, thực hiện việc bố trí và sắp xếp cán bộ, đào tạo và phân công lao động cho phù hợp với công việc, thanh toán chế độ cho người lao động theo chính sách của Nhà nước và quy chế của đơn vị, theo dõi các hợp đồng lao động, lập kế hoạch về lao động của đơn vị...
- Bộ phận kế hoạch, kinh doanh: Chịu trách nhiệm lập các kế hoạch KD của đơn vị trong từng giai đoạn (tháng, quý, năm), xây dựng các kế hoạch chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, kế hoạch tiêu thụ, tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp động kinh tế giữa DNNN với các chủ thể khác...
- Bộ phận vật tư: Lập và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, hàng hóa theo từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình tồn kho thực tế, định mức tiêu hao vật tư để lập kế hoạch thu mua, theo dõi, quản lý việc cung ứng, sử dụng vật tư trong đơn vị.
- Bộ phận kỹ thuật: Phụ trách việc thiết kế, chế tạo, cải tiến sản phẩm, nhận chuyển giao công nghệ, cung cấp các định mức kinh tế kỹ thuật, kiểm tra đôn đốc quá trình SX, kiểm tra chất lượng của các SP.
- Bộ phận chức năng khác: Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của DNNN mà có thể tổ chức thêm các bộ phận chức năng khác như bộ phận tiếp thị, bộ phận xuất nhập khẩu...
- Các tổ, đội, phân xưởng, cửa hàng...: Thực hiện các hoạt động SX, bán hàng... - Bộ phận tài chính kế toán: Đặc điểm của việc tổ chức bộ máy kế toán trong các DNNN là bộ máy kế toán kiêm luôn công việc tài vụ và thống kê. Chức năng của bộ phận này ngoài việc ghi chép, phản ánh toàn bộ các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị, chấp hành các chế độ hạch toán của Nhà nước, lập báo cáo kế toán theo quy định để cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý các hoạt động của đơn vị còn thực hiện luôn công việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu về vốn KD của đơn vị.
Tùy thuộc chính sách chế độ về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô, tính chất hoạt động, yêu cầu quản lý của DN, trình độ đội ngũ nhân viên kế toán, trình độ trang thiết bị kỹ thuật cho kế toán mà bộ máy kế toán của DN được tổ chức theo mô hình tập trung, phân tán, hoặc vừa tập trung vừa phân tán. Qua tham khảo mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở một số DNNN (Phụ lục 4, 5), chúng tôi thấy mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung chiếm phần lớn.
Kế toán trưởng Bộ phận tài chính kế toán vốn bằng tiền, vay và Bộ phận kế toán TSCĐ, hàng tồn kho Bộ phận kế toán tiền lương Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra
Các nhân viên hạch toán ở các đơn vị phụ thuộc
: Quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
Trong mô hình này, mỗi bộ phận kế toán phụ trách một công việc kế toán (phần hành kế toán) riêng. Tùy thuộc vào quy mô của DN, đội ngũ nhân viên kế toán mà có thể ghép một số phần hành kế toán vào cùng một bộ phận kế toán.