Chính sách về đầu tư và phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây (Trang 67 - 68)

* Đánh giá về tình hình phát triển ngành đóng tàu biển Việt Nam

1.1.Chính sách về đầu tư và phát triển

Đầu tư cho công nghiệp đóng tàu biển và sửa chữa tàu có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế, tạo ra nội lực để phát triển nhiều ngành công nghiệp khác và đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao.

Vốn đầu tư để củng cố và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như để thực hiện các dự án phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu biển được xác định theo hướng:

a. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại các nhà máy đóng tàu biển như đường xá, cầu tàu, ụ tàu, luồng tàu, điện, nước… được xem xét để đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. Ngành chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và thực hiện nghĩa vụ khấu hao tài sản theo qui định của Nhà nước.

b. Cho phép các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất của ngành được sử dụng nguồn vốn vay ODA, các nguồn vay tín dụng Chính phủ của các nước.

c.

cần dành một tỷ lệ cụ thể và thích đáng cho ngành công nghiệp đóng tàu biển với lãi suất thấp và chu kỳ vay hợp lý để đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ.

d. Ngân hàng nhà nước bảo lãnh cho ngành công nghiệp đóng tàu biển vay vốn của các công ty nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như thực hiện các hợp đồng đóng tàu biển xuất khẩu.

e. Cho phép ngành được bán tàu trả chậm cho các chủ tàu trong và ngoài nước thông qua việc vay vốn của quỹ đầu tư phát triển .

f. Ưu tiên cho ngành công nghiệp đóng tàu biển được sử dụng các nguồn viện trợ Nhà nước cần có một số chính sách bảo hộ trong thương mại nhằm chuẩn bị hội nhập khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây (Trang 67 - 68)