* Đánh giá về tình hình phát triển ngành đóng tàu biển Việt Nam
1.1. Ưu điểm của phương thức vận tải bằng đường biển
Tất cả các phương thức vận tải có thể tham gia chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, lựa chọn phương thức nào để chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hàng, hành trình của hàng hoá, điều kiện buôn bán, loại bao bì, yêu cầu của khách hàng. Một yếu tố quan trọng nữa cần phải tính đến là đặc điểm, ưu, nhược điểm của phương thức vận tải. Sau đây là bảng so sánh tính ưu việt của từng phương thức vận tải theo một số tiêu chí.
Bảng 6. Bảng so sánh đặc điểm của các phương thức vận tải
Nguồn: Bộ Giao thông vận tải
41 Xếp hạng Tốc độ Tính đều đặn Độ tin cậy Năng lực vận chuyển Tính linh hoạt Giá thành 1 Đường
Qua bảng trên ta có thể thấy vận tải đường thuỷ chiếm ưu thế vượt trội về năng lực vận chuyển và giá thành. Đây là hai tiêu chí hàng đầu được nhắc đến khi lựa chọn phương thức vận tải. Chính vì hai ưu thế vượt trội này mà hiện nay phương thức vận tải bằng đường biển tham gia chuyên chở tới hơn 80% tổng hàng hoá thương mại trên thế giới7. Sở dĩ vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế vì nó có những ưu điểm nổi bật sau:
- Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn: Phương tiện vận tải trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian, trên cùng một tuyết đường, thời gian tàu nằm chờ đợi tại các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông qua cảng rất lớn
- Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hoá trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp là loại hàng rời có giá trị thấp như: than, quặng, ngũ cốc, phôt phát, dầu mỏ
- Chi phí vận chuyển xây dựng các tuyết đường hàng hải thấp: Các tuyến đường hàng hải hầu hết là các tuyết đường thông tự nhiên nên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản trừ việc xây dựng các kênh đào và hải cảng.
- Giá thành vận tải biển rất thấp: giá thành vận tải biển thuộc vào loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tải biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển cao. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và Ths. Mai Văn Khang – Hiện trạng đội tàu biển Việt Nam
thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ thấp hơn.
Những ưu điểm trên khiến cho vận tải biển trở thành phương thức phổ biến nhất trong chuyên chở hàng hoá xuất khẩu. Đặc biệt khi chuyên chở hàng hoá container ngày càng phát triển, thì chuyên chở bằng đường biển lại càng đóng vai trò quan trọng. Có thể thấy rõ vai trò của phương thức vận tải biển đối với chuyên chở hàng hóa trên thế giới ngày càng tăng thông qua bảng sau:
Bảng 7. Buôn bán đường biển của thế giới theo một số mặt hàng qua các năm ( tỷ tấn/ hải lý)
Nguồn: Tạp chí hàng hải số 7/2001
Thực tế nước ta là một quốc gia biển, với hơn hơn 3.260km bờ biển dọc theo đất nước và trên 1 triệu km vùng đặc quyền kinh tế biển.Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ngay sát đường vận tải biển quốc tế, nằm trong khu vực có những cảng quốc tế lưu lượng hàng luân chuyển các loại lớn nhất thế giới. Việt Nam còn là con đường biển gần nhất của bán đảo Đông
43 Năm Dầu thô Sản phẩm dầu Quặng sắt Than Ngũ cốc Hàng khác
Dương, Bắc Thái Lan và Nam Trung Quốc, đó là một tiềm năng tạo ra ưu thế đối với khu vực để có thể phát triển kinh tế biển, đặc biệt là giao thông vận tải biển. Hơn nữa, Việt Nam nằm ngay tại khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới trong thập kỷ qua, và cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liền. Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và các nước trong khu vực kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và nhu cầu vận tải biển.
Chính vì vậy, phát triển đội tàu biển nói riêng hay ngành hàng hải nói chung, trong đó có ngành đóng tàu biển Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới.