* Đánh giá về tình hình phát triển ngành đóng tàu biển Việt Nam
2.3.1. Đối với thị trường trong nước
a. Đóng mới
Phát huy ưu thế của loại tàu có trọng tải 400 – 600T cho vận tải thủy nội địa, các tuyến vận tải ven biển sẽ tập trung phát triển các loại tàu có hiệu quả kinh tế nhất là các loại tàu có trọng tải từ 300 – 5000DWT. Phát triển tàu vận tải biển trọng tải 10.000 – 30.000T nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu tàu của ngành hàng hải Việt Nam. Chú trọng thị trường miền Trung, nơi có điều kiện tự nhiện thuận lợi cho vận tải bằng đường thủy bằng cách thực hiện các dự án xây dựng mới và mở rộng cơ sở đóng tàu biển đã có.
Mặt khác để giúp các đơn vị vận tải có thể mua được nhiều phương tiện sản xuất trong nước, ngành công nghiệp đóng tàu biển cần thực hiện phương thức bán trả chậm với mức lãi suất thích hợp vì giá thành sản phẩm phương tiện thủy là rất lớn.
b. Sửa chữa
Để thu hút lượng tàu đến thời gian sửa chữa vào ụ tàu, ngành công nghiệp đóng tàu biển cần có những chương trình dự án cụ thể như:
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng vận hành phương tiện cho các
thuyền viên, biên soạn qui trình sử dụng phương tiện kèm theo sản phẩm khi đưa vào sử dụng.
- Xây dựng các chương trình khuyến cáo rộng rãi đến các đơn vị vận tải hàng hoá cũng như vận chuyển hành khách về chế độ an toàn của phương tiện vận tải thủy, thời hạn cần bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa lớn, đại tu phương tiện…
- Tiếp cận các chủ hàng nước ngoài có phương tiện thường xuyên ra vào tại các cảng biển, quảng cáo khả năng đáp ứng nhu cầu sửa chữa của ngành đóng tàu biển Việt Nam .