Tổng quan về Định hƣớng chiến lƣợc cho thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 (Trang 68 - 69)

tại Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009

1.1. Sự cần thiết phải có một định hƣớng chiến lƣợc:

a) Yếu tố khách quan:

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đang tác động mạnh và làm cho FDI trên toàn cầu giảm mạnh, tuy nhiên tác động sâu sắc của nó là ảnh hưởng đến chiến lược và phương thức đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia ngày càng gia tăng cũng kéo theo những chiến lược thu hút đầu tư mạnh mẽ trong khu vực. Cùng với xu hướng này, giai đoạn sau khủng hoảng, nền kinh tế toàn cầu cũng như nhiều quốc gia sẽ có những thay đổi nhất định. Sự phân bổ các nguồn lực, nhất là tài chính, thị trường, phân công lao động, tương quan lực lượng và quan hệ kinh tế giữa các nước sẽ khác trước. Xu hướng của các luồng đầu tư, sự lựa chọn của các nhà đầu tư cũng sẽ có những thay đổi lớn.

Khủng hoảng và suy thoái kinh tế, đây là nguy cơ lớn có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, nhưng cũng chính đây có thể là thời cơ mang đến cơ hội phát triển cho Việt Nam nếu chúng ta có bước chuẩn bị và bứt tốc kịp thời. Có thể nhận thấy rõ điều này qua bài học của Trung Quốc sau khủng hoảng Đông Á 1997. Với việc xác định rõ những nhân tố chiến lược trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Trung Quốc đã tạo được lợi thế vượt trội so với các quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á vốn đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong giai đoạn trước khủng hoảng. Có thể nói, ở đây những đặc tính, tính chất của dòng vốn đầu tư là không thay đổi, mà thay đổi chính nằm tại môi trường đầu tư. Chính sự hấp dẫn tương đối hơn của môi trường đầu tư tại Trung Quốc đã quyết định thành công của quốc gia này.

http://svnckh.com.vn lxix Là một quốc gia đang phát triển, khi mà nguồn vốn FDI vẫn đang thực sự giữ một vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam cũng cần chủ động trong việc hoạch định chiến lược để đối phó với những thay đổi trên. Có như thế, chúng ta mới có thể nắm bắt được cơ hội bứt phá nền kinh tế lên một tầm cao mới và tránh được những nguy cơ tiểm tàng trước những biến động khó đoán biết của thị trường thế giới. b) Yếu tố chủ quan:

Việt Nam đang từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại vì thế chiến lược thu hút FDI cũng cần được hướng theo những mục tiêu đó. Tuy nhiên, giai đoạn trước đây cơ cấu FDI vẫn chưa đáp ứng được những mục tiêu quan trọng như định hướng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư trọng điểm, chuyển giao công nghệ hay những tác động lan tỏa như được kỳ vọng.

Chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam sẽ được thực hiện trong bối cảnh nước ta trở thành nước thu nhập trung bình, đang từng bước để trở thành nước thu nhập trung bình cao. Vì vậy, để thực hiện được chiến lược này cần phải có những chuyển đổi cơ bản trong cơ cấu công nghiệp cũng như dịch vụ. FDI vào Việt Nam vì thế cũng phải phù hợp với bối cảnh hiện tại, và phục vụ cho mục tiêu trên.

Yêu cầu trước tiên là phải chuyển từ tích lũy sang sáng tạo. Đây là một yêu cầu tiên quyết khi chúng ta thực sự muốn bứt phá ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Công nghiệp cần được tập trung vào những lĩnh vực hay những công đoạn sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao. Khu vực FDI vì thế cũng cần được xác định rõ vai trò này. Nói đơn cử như ngành dệt may, mặc dù những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây cho thấy ngành dệt may trong nước cũng đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, nếu nhìn vào giá trị xuất khẩu ròng thì

con số này vẫn rất khiêm tốn 19. Lý do là các hợp đồng xuất khẩu vẫn chủ yếu dưới

hình thức gia công công nghiệp, giá trị gia tăng thấp. Nhưng đáng chú ý hơn, nguyên liệu cho mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài, do đó, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước không thực sự hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)