http://svnckh.com.vn xxx đến chính sách thu hút FDI. Các biện pháp tự do hoá thủ tục đầu tư đã được phê chuẩn cho các ngành xây dựng, thông tin, các công viên công nghiệp, khai thác titan.
Đầu năm 2009, để thúc đẩy thu hút FDI, chính phủ Ấn Độ công bố nới lỏng luật lệ đối với các tiêu chuẩn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc nới lỏng chủ yếu thuộc về các lĩnh vực thông tin tài chính, chứng khoán, hàng không dân dụng và tăng mức trần đầu tư cho lĩnh vực dầu khí. Theo quyết định mới, vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 49% lên 100% đối với những hoạt động về hàng không như bảo trì, sửa chữa, sản xuất các thiết bị cũng như đào tạo trong ngành hàng không. Khai thác quặng và khoáng sản titan cũng được phép đầu tư tối đa 100%. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong các công ty thông tin tín dụng được phép lên đến 49% dưới sự cho phép của ngân hàng dự trữ Ấn Độ. Mức trần của đầu tư nước ngoài trong những công ty lọc dầu cũng được điều chỉnh.
Chính phủ Ấn Độ cũng tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, Ấn Độ là nước duy nhất tiến hành các thủ tục phê chuẩn vốn đầu tư tự động không thông qua giấy phép do Chính phủ trực tiếp phê chuẩn, ngoại trừ một số dự án đặc biệt. Đơn xin đầu tư được gửi lên Ban thư ký hỗ trợ Công nghiệp (SIA) hoặc thông qua các cơ sở ngoại giáo Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ cũng đạt hộp thư để tiếp nhận đơn xin đầu tư thông qua mạng Internet, đồng thời qua mạng Internet cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những hiểu biết về chính sách và thủ tục đầu tư tại Ấn Độ. Ban thư ký Hỗ trợ công nghiệp(FIPB) sẽ chịu trách nhiệm giải quyết. Hình thức phê chuẩn tự động này được đánh giá là mang tính chất tự do nhất trên thế giới.
c, Kết quả:
FDI trong năm tài khóa 2009 của Ấn Độ giảm còn 25,89 tỷ đô la so với con số 27,3 tỷ đô la năm 2008. Trong tháng 3 năm 2010, FDI của Ấn Độ giảm 38% so với cùng kỳ năm 2009, còn 1,21 tỷ đô la. Tuy nhiên con số 25,89 tỷ đô la của năm 2009 là một con số tương đối cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Và trong tháng 5 năm 2010, lượng FDI vào Ấn Độ đạt 2,21 tỷ đô la, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2009.
http://svnckh.com.vn xxxi
3.2.3. Khu vực các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
a, Tình hình:
Theo số liệu từ báo cáo World Investment Report 2009 của UNCTAD, khu vực ASEAN tuy chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính chậm hơn các nước phát triển khác nhưng đến FDI năm 2008 của các quốc gia trong khu vực giảm đáng kể. Trong đó giảm mạnh nhất là Singapore, giảm 27,97% xuống còn 22,725 tỷ đô la. FDI vào Thái Lan cũng giảm 10,21% xuống còn 10,091 tỷ đô la.
b, Chính sách:
- Singapore:
Chính phủ thực hiện sách cân đối ngoại tệ, quản lý ngoại hối trong đó không có sự quản lý về ngoại hối mà để để thị trường này hoạt động tự do theo quy luật thị trường. Chính phủ cũng cho phép các nhà đầu từ có thể huy động vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay từ các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài. Thực hiện cơ chế thủ tục đầu tư một cửa, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các thủ tục cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư được phép đầu từ vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế trừ lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng và an toàn xã hội. Thực thi chính sách thu hút nhân tài nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, cho phép người nước ngoài tham gia vào bộ máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng đáng theo trình độ.
- Thái Lan:
Chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Ở Thái Lan, các dự án FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị được cơ quan quản lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miến hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.
Chính sách phát triển công nghiệp nhằm thu hút FDI: Xu thế FDI dần chuyển sang các ngành công nghệ cao hiện nay cho thấy nếu không phát triển công nghiệp, các nền kinh tế khó có thể thu hút FDI trong dài hạn. Chính vì vậy, chính sách phát triển công
http://svnckh.com.vn xxxii nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là công cụ thu hút FDI của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển. Đặc biệt chính phủ Thái Lan rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị - phụ tùng - linh kiện và dịch vụ. Khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển đáp ứng yêu cầu, Thái Lan có chính sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định trong sản xuất, kinh doanh phải thay đổi chiến lược, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên. Điều này đã kéo theo những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ngay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chính các nước đầu tư sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan.
Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế: Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn. c, Hiệu quả:
Tuy bị sụt giảm mạnh do tác động của cuộc khủng khoảng tài chính, Singapore và Thái Lan vẫn là 2 nước đứng đầu trong khu vực ASEAN về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo báo cáo của Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI), trong 4 tháng đầu năm 2010, số dự án đăng ký tăng lên 53,5% lên 413 dự án. Lượng FDI vào Thái Lan trong 4 tháng đầu năm cũng tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009.
http://svnckh.com.vn xxxiii
CHƢƠNG II:
BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ XU HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN TOÀN CẦU GIAI HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN TOÀN CẦU GIAI
ĐOẠN SAU KHỦNG HOẢNG VÀ SUY THOÁI KINH TẾ
Không còn nghi ngờ những tác động mang tính sâu sắc của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn vừa qua. Tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh sa sút đòi hỏi những sự thay đổi chiến lược trong đầu tư của các công ty và tập đoàn xuyên quốc gia. Biện pháp thu hẹp hoạt động đầu tư quốc tế là xu hướng chủ yếu trong khủng hoảng mà biểu hiện rõ nhất của nó là sự sụt giảm dòng vốn FDI trong hai năm 2008 và 2009. Tuy nhiên, sự thu hẹp này là có chọn lọc, chính yếu tố đó đã làm nổi bật xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư quốc tế trong suốt thập kỷ vừa qua. Sau khủng hoảng, chúng ta thấy rõ hơn vai trò kinh tế ngày càng lớn mạnh của các quốc gia châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á hay các quốc gia mới nổi khu vực châu Mỹ La tinh. Dù vậy, quá trình chuyền dịch cơ cấu đầu tư quốc tế không chỉ là sự dần thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, mà nó còn xảy ra tại ngay trong từng khu vực. Nếu như trước đây, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á đã đánh dấu sự chuyển dịch đáng kinh ngạc về tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và đặc biệt trong đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khu vực ASEAN sang Trung Quốc và Ấn Độ, thì hiện tại, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn để tao ra sự bứt phá, đưa nền kinh tế vượt lên giai đoạn sau khủng hoảng. Để có thế làm được điều này, ngoài những nỗ lực từ chính nội tại bên trong mỗi quốc gia không thể không cần đến những nguồn lực quốc tế - những nguồn lực về tài chính, công nghệ nhưng cái đích thực sự phải là nguồn lực về tri thức. Vì vậy, thu hút đầu tư quốc tế luôn là chính sách ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trong giai đoạn khó khăn này.
Có thể nhận thấy trong bối cảnh vừa qua của cuộc khủng hoảng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những biến động khó nhận biết. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự tập trung vào những khu vực nhất định trong chiến lược của các nhà đầu tư. Điều này
http://svnckh.com.vn xxxiv là cơ hội để có thể nhận diện rõ ràng hơn bản chất của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nó có thể là yếu tố cốt lõi cho một chiến lược thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả.