Chính sách đối phó cụ thể của một số nền kinh tế trong khu vực:

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 (Trang 27 - 29)

3. Chính sách đối phó của các quốc gia trên thế giới trƣớc cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế và tác động đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài:

3.2. Chính sách đối phó cụ thể của một số nền kinh tế trong khu vực:

3.2.1 Trung Quốc

a, Tình hình:

FDI vào Trung Quốc bắt đầu giảm vào 3 tháng cuối năm 2008 sau một thời gian dài tăng liên tục. Chi phí sản xuất liên tục tăng trong những năm trước đó cộng thêm với lực cầu giảm ở các nước phát triển tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự sụt giảm này còn tiếp tục trong năm 2009.

b, Chính sách:

Năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra 5 chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

http://svnckh.com.vn xxviii Chính sách thứ nhất nhằm tối đa hóa lợi ích sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc mở rộng danh mục các lĩnh vực được đầu tư. Các nhà đầu tư được khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, năng lượng mới, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Chính sách này thể hiện việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp chính

Chính sách thứ hai nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư nhiều hơn nữa vào khu vực miền Trung và Tây của Trung Quốc. Đây là khu vực có kinh tế và cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Việc xây dựng các nhà máy tuyển dụng nhiều lao động, thân thiện với môi trường được chính phủ hỗ trợ về công nghệ và vốn. Ví dụ, các doanh nghiệp FDI tại miền Trung và Tây Trung Quốc chỉ phải nộp 15% thuế thu nhập doanh nghiệp so với con số 25% khi đầu tư vào những khu vực khác.

Chính sách thứ ba hướng tới việc đa dạng hóa việc sử dụng nguồn vốn đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích tham gia tái cấu trúc và tái xây dựng các doanh nghiệp của nhà nước thông qua mua bán sáp nhập hoặc tham gia với tư cách nhà đầu tư chiến lược. Việc thành lập các công ty bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn vốn nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi nhằm gia tăng các nguồn tài chính cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, các công ty nước ngoài đã được phép niêm yết tại Thị trường chứng khoán Thượng Hải.

Chính sách thứ tư cải thiện việc quản lý đầu tư nước ngoài: tăng cường sự minh bạch trong việc chấp nhận dự án đầu tư, giảm thiểu việc kiểm định các dự án, phân cấp thẩm quyền quyết định chấp thuận dự án.

Chính sách thứ năm tập trung vào việc tạo một môi trường đầu tư thân thiện: các chính sách về ưu đãi thuế, đơn giản hóa thủ tục đầu tư.

http://svnckh.com.vn xxix Bắt đầu từ tháng 8 năm 2009, FDI vào Trung Quốc đã tăng. Và trong quý I năm 2010 FDI của Trung Quốc tăng với 12,1%6, tốc độ nhanh nhất trong nhóm những nền kinh tế chính.

3.2.2. Ấn Độ:

a, Tình hình:

Tình hình khủng hoảng tài chính thế giới có tác động lớn với dòng vốn FDI vào Ấn Độ. Lượng FDI đã giảm mạnh trong tháng 2/2009 tới 73%, chỉ còn 1,49 tỷ USD so với 5,67 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Tổng FDI tài khoá 2008-2009 chỉ đạt 25,38 tỷ USD. Mặc dù FDI đã tăng mạnh trong nửa đầu tài khoá 2008-2009 nhưng khi khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu lan rộng, FDI vào Ấn Độ đã giảm. Sau khi duy trì liên tục mức nhận FDI bình quân hàng tháng là 2,8 tỷ USD cho đến tháng 9/2008, FDI vào Ấn Độ đã giảm tới 26% vào tháng 10/2008, chỉ đạt 1,49 tỷ.

b, Chính sách:

Một loạt các biện pháp đã được chính phủ Ấn Độ áp dụng nhằm cải thiện tình hình đầu tư nước ngoài.

Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo ngành cho phép tỉ lệ sở hữu nước ngoài tăng lên. Sau nhiều lần sửa đổi, đến năm 2007, Chính phủ Ấn Độ quy định về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành: Sở hữu tối đa 74% trong Ngành Xây dựng và vận hành các vệ tinh nhân tạo, các nguyên liệu nguyên tử, khai thác than, ngân hàng và một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp viễn thông, Sở hữu 100%: Ngành hàng không, lọc dầu, hoá dầu, năng lượng phi hạt nhân, đường sá, đường cao tốc, du lịch, quỹ đầu tư mạo hiểm, công nghiệp quảng cáo, sản xuất phần mềm ti vi, một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp viễn thông.

Chính phủ Ấn độ xem xét lại chính sách Đầu tư nước ngoài thường xuyên. Mỗi năm, chính sách đầu tư nước ngoài theo ngành sẽ được xem xét thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Năm 2008, Chính phủ đã phê chuẩn một số thay đổi liên quan

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)