Tính toán theo số liệu nguồn “International trade statistics 200” – WTO

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 (Trang 38 - 40)

http://svnckh.com.vn xxxix cung, chất lượng và chi phí lao động. Tuy nhiên, chiều hướng khai thác lao động lại có xu hướng khác biệt giữa khu vực tùy thuộc vào trình độ sản xuất của quốc gia nhận đầu tư.

Đối với nhiều quốc gia, các dự án FDI là một lựa chọn thích hợp nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt việc làm cũng như cải thiện chất lượng lao động, nhất là tại các quốc gia đang đông dân đang phát triển. Đầu tư vào những quốc gia này thường mang tính chất khai thác nguồn lao động giá rẻ nhằm gia tăng mạng lưới sản xuất quốc tế, do đó có thể cải thiện đáng kể số lượng việc làm. Bên cạnh đó, do tính chất kỹ thuật của hoạt động sản xuất, chất lượng nguồn lao động cũng sẽ được nâng cao. Đáng chú ý, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của khu vực FDI được cho là lợi ích then chốt giúp bứt phá trình độ lao động trong nước, được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm, nhằm có thể chủ động trong vận hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng gián tiếp tạo thêm việc làm trong những lĩnh vực dịch vụ và ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, những khu vực đối tác hay trung gian nhằm hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp FDI.

Tại các quốc gia phát triển, hoạt động đầu tư nước ngoài thường hướng đến việc khai thác đội ngũ chuyên gia chất lượng cao. Do vậy, bên cạnh tạo thêm những việc làm mới, khu vực FDI còn tạo tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động, đồng thời thúc đẩy xu hướng gia tăng thu nhập và cả chất lượng của nguồn nhân lực. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài cũng kèm theo trao đổi học tập những kỹ năng trong sản xuất, quản lý giúp phát huy tối đa năng lực của lực lượng sản xuất. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã tận dụng và khai thác tốt lợi thế này với việc khuyến khích tăng cường hợp tác giữa các tập đoàn trong nước với đối tác mạnh trên thế giới. Bằng cách đó, kỹ năng cũng như trình độ nguồn nhân lực trong nước sẽ được nâng cao nhanh chóng, ít tốn kém và hiệu quả.

- Bổ sung nguồn thu ngân sách Nhà nước: Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, thuế từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn thu quan

http://svnckh.com.vn xl trọng của ngân sách quốc gia. Ví dụ, đóng góp của FDI cho ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 là khoảng 3,67 tỷ đô la Mỹ.9

1.2. Phân loại Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Lý thuyết về đầu tư quốc tế thường phân chia đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa theo ba nhóm động cơ chính bao gồm: Đầu tư tìm kiếm thị trường, đầu tư tìm kiếm hiệu quả và đầu tư tìm kiếm tài nguyên.

- Đầu tư tìm kiếm thị trường:

Hoạt động đầu tư này với mục đích nhằm thâm nhập thị trường tiêu thụ mới hoặc duy trì thị trường vốn có. Đầu tư xây dựng chi nhánh ở thị trường mới sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất cũng như phân phối. Sản phẩm có chi phí vận chuyển cao, sản xuất với số lượng ít nên được sản xuất tại những nơi nằm gần trung tâm tiêu thụ chính. Các nước có khoảng cách địa lý càng xa những thị trường quan trọng thường xuyên đầu tư vì mục đích này. Không chỉ tiếp cận thị trường nước nhận đầu tư, loại hình này còn nhằm tận dụng các hiệp định kinh tế giữa các nước với những khu vực khác, lấy nước tiếp cận làm bàn đạp để thâm nhập vào thị trường thứ ba. Ví dụ, tập đoàn Northern Telecom của Canada chuyển rất nhiều cơ sở sản xuất sang Mỹ vào cuối những năm 80 nhằm kí kết các hợp động với Nhật Bản bởi vì thời kì này dưới tác động của hiệp định thương mại Mỹ-Nhật các công ty của Nhật ưa thích mua các trang thiết bị viễn thông của Mỹ.

Việc đầu tư tìm kiếm thị trường đang ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược sản xuất và marketing toàn cầu của công ty nhằm đánh dấu sự hiện diện ở những thị trường chính của đối thủ. Hình thức đầu tư này thường mang lý do tự vệ hay trả đũa đối thủ cạnh tranh. Nguồn vốn FDI cho tìm kiếm thị trường thường nằm trong chiến lược cạnh tranh quốc tế của nhiều công ty và tập đoàn xuyên quốc gia. Hình thức đầu tư tìm kiếm thị trường cũng có thể nhận thấy rõ nhất qua hoạt động mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ như: tài chính ngân hàng -

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 (Trang 38 - 40)