Những thách thức trong các ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 (Trang 54 - 56)

2. Xem xét các nhân tố thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực tế tại Việt Nam

2.3. Những thách thức trong các ngành công nghiệp phụ trợ

Phát triển lĩnh vực công nghiệp phụ trợ được coi là một nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững trong giai đoạn tới. Do đặc

http://svnckh.com.vn lv điểm Việt Nam thiếu vốn, công nghệ, thị trường nội địa nhỏ bé nên các ngành công nghiệp lắp ráp phát triển trước, các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển sau cùng với tiến trình nội địa hóa theo yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình nội địa hóa đã phải bãi bỏ do cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO nên phần nào ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Nhìn chung ở nước ta hiện nay công nghiệp phụ trợ còn hết sức đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ở nước ta chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp nhà nước phần lớn sản xuất, cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp và giá thành cao vì công nghệ lạc hậu, quản lý còn yếu… nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước. Một bộ phận khác là các hộ kinh doanh cá thể đang gặp khó khăn về vốn và công nghệ. Bên cạnh đó thì hầu hết các ngành công nghiệp gần như chỉ mới phát triển ở khu vực hạ nguồn (lĩnh vực gia công công đoạn cuối của sản phẩm). Khu vực thượng nguồn bao gồm các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện còn yếu.

Việt Nam hiện vẫn thiếu các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu cơ bản như sắt, thép, nguyên liệu nhựa, cao su kỹ thuật, hóa chất cơ bản, linh kiện điện tử, bông sợi, da… Trong khi đó, công nghệ gia công còn lạc hậu, công suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định như các khâu đúc tạo phôi, rèn ép, mài, gia công, xử lý bề mặt, sản xuất khuôn mẫu... Ngoài ra, sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ còn thấp, thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất phụ trợ và hầu như thiếu hẳn sự phối hợp, phân giao sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.

Một vấn đề khác là môi trường kinh tế, pháp luật của Việt Nam hiện chưa tạo đủ điều kiện để các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào các khâu sản xuất phụ trợ với định hướng phát triển dài hạn, bền vững trong bối cảnh hội nhập.

http://svnckh.com.vn lvi Đây thực sự là thách thức đối với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng, và chiến lược phát triển kinh tế nói chung của nhà nước ta. Để thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ, bộ Công thương đã cho thành lập tổ biên tập nghị định về ưu đãi phát triển công nghiệp phụ trợ gồm các chuyên viên của nhiều bộ, ngành và hiệp hội doanh nghiệp. Cuối tháng 4/2009, đề cương chi tiết của nghị định về ưu đãi phát triển công nghiệp phụ trợ đã được xây dựng xong. Căn cứ đề cương chi tiết, tổ biên tập đã xây dựng dự thảo nghị định về Ưu đãi phát triển công nghiệp phụ trợ và mới đây, bản dự thảo mới nhất của nghị định này đã được công bố.

Trên thực tế, từ tháng 7/2007 bộ Công nghiệp (nay là bộ Công thương) đã ban hành quyết định số 34/2007/QĐ-BCN về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung quy hoạch này nhằm định hướng cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đối với các ngành: dệt may, da giày, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Tuy nhiên, theo bộ Công thương, việc ban hành nghị định mới là hết sức cần thiết để tạo hành lang pháp lý giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... trong quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh các dự án và các sản phẩm công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.

Trước những chuyển biến tích cực này, Việt Nam có thể từng bước gây dựng và thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ trong giai đoạn sắp tới, để chuyển hóa thách thức của ngành công nghiệp phụ trợ trở thành cơ hội và thành quả thực tế, nâng cao điểm nhấn và sự thu hút của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)