Giải mã thời gian thực

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin dẫn đường giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM) của ngành hàng không dân dụng VIệt Nam (Trang 38 - 39)

Mọi câu trả lời từ Transponder có dữ liệu đợc mô tả trong một số hoặc tất cả 12 vị trí xung thông tin giữa hai xung khung F1 và F2. Độ dài khung luôn là 20.3às. Cặp xung hỏi nhận đợc (P1, P3) đợc phân tích bởi transponder và nó sẽ tạo câu trả lời sau 3±0.5às sau khi nhận đợc xung P3. Bộ giải mã gồm các mạch làm trễ xung vào 20.3às và tìm kiếm xung đi đôi với nó sau khoảng trễ này (cặp xung F1/ F2). Mỗi xung vào F1 đi đôi với xung F2 sau 20.3às. Nếu có sự trùng khớp giữa F1 và F2 thì hệ thống hiểu là câu trả lời từ transponder đúng bất kể là mã gì và bộ giải mã sẽ cho ra 1 xung có độ rộng 1às. Nếu transponder tiếp tục trả lời thì sự trùng khớp sẽ đợc phát hiện và bộ giải mã cho một xung ra.

Các xung ra này, xác định là có mục tiêu, và đợc gửi tới màn hiển thị hiện lên là 1 cung sáng nhỏ trong thời gian thực. Cung sáng hiện lên trong suốt thời gian chiếu rọi và mục tiêu. Do đó ta có đợc dấu hiệu về mục tiêu nh là khoảng cách và góc phơng vị.

Dữ liệu mã trong cặp xung khung đợc lấy ra thế nào? Có một thiết bị gọi là “light pen”. Nó giống nh 1 cây bút ngoại trừ là nó dùng để đọc! Đầu bút là một cảm biến tác động rất nhanh. Khi xung sáng đầu tiên hiện lên, tế bào cảm nhận đợc và lập tức phát ra một xung nhấn, rồi một xung cổng hình thành để bắt lấy câu trả lời lặp lại từ transponder. Xung cổng này có tác dụng ngăn cách câu trả lời này với câu trả lời khác trong khoảng thời gian hỏi. Bởi vì thời gian lặp lại câu hỏi đợc biết trớc, cho nên xung cổng sẽ xuất hiện cùng lúc với câu trả lời tiếp theo từ transponder. Xem hình 3.6

T T

3 2

1 Thời gian hỏi

Mục tiêu trả lời

Light pen Xung trễ

Hình 3.6 Sự phát xung cổng giải mã thời gian thực, dùng để ngăn cách các câu trả lời. Light pen sẽ cảm biến khi xuất hiện sự trùng lập F1/F2.

Light pen chỉ bắt các xung trả lời của cùng một transponder. Trong thời gian của xung cổng thì 12 vị trí xung trong khung đợc kiểm tra. Nếu một xung xuất hiện tại vị trí xung nào đó thì nó đợc phân chia vào các nhóm xung A,B,C,D. Mạng tính toán sẽ tính các giá trị kí hiệu xung trong mỗi nhóm và cho kết quả về dấu hiệu của mục tiêu. Quá trình này gọi là giải mã chủ động thời gian thực.

Sau khi có đợc mã theo phơng pháp chủ động, ngời điều hành sẽ thiết lập một bộ lọc mã bị động. Nó gồm 5 chuyển mạch lựa chọn. Một cái dùng để lựa chọn mode, bốn cái còn lại là bản sao của chúng đợc sử dụng trên transponder để lựa chọn mã trong vị trí đầu tiên. Nếu mã đợc xác định theo phơng pháp chủ động là: modeA, 2235 thì các chuyển mạch của bộ lọc bị động sẽ đợc thiết lập tơng ứng. Tất cả các câu trả lời có nội dung mã nh trên sẽ đợc đi qua bộ lọc. Quá trình này nh là việc cho chìa khoá vào ổ khoá. Nếu đúng khoá thì cửa mở ra. Mỗi khi mã này đợc đi qua, bộ lọc phát 1 xung ra riêng để xác định là có mục tiêu. Vì vậy câu trả lời đợc tách từ bộ lọc là hai xung sáng, xung này ngay sau xung kia (khoảng 3 lần thời gian của xung). Theo phơng pháp này thì một mục tiêu độc lập sẽ đợc phân biệt trong một nhóm các mục tiêu. Quá trình này gọi là giải mã bị động thời gian thực.

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin dẫn đường giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM) của ngành hàng không dân dụng VIệt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w