Phân tích khách hàng một cách thường xuyên, chủ động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây doc (Trang 45 - 47)

- Tăng cường quản lý, giám sát các khoản vay:

3.3.1.Phân tích khách hàng một cách thường xuyên, chủ động

Phân tích khách hàng thực chất là quá trình thẩm định các điều kiện tín dụng và thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ của một hoạt động tín dụng. Đây là một nội dung rất quan trọng trước khi đưa ra phán quyết tín dụng, nội dung này quyết định đến chất lượng của các khoản tín dụng. Nội dung này càng được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả và chính xác thì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng càng giảm xuống, rủi ro tín dụng nhờ đó mà được hạn chế.

Hoạt động cho vay phải thực hiện đúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Thẩm định tín dụng là bước thứ 2 trong một quy trình tín dụng, nó bắt đầu từ khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, các thông tin liên quan đến điều kiện tín dụng được thu thập và phân tích để đưa ra quyết định cuối cùng.

Hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng luôn biến động do đó để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng việc thu thập thông tin, đánh giá khách hàng phải thường xuyên, kịp thời và chủ động.

Đối với khách hàng là các doanh nghiệp việc phân tích khách hàng thường xuyên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải theo dõi giám sát tình hình khách hàng trong cả quy trình tín dụng: trước, trong và sau khi giải ngân. Nhất là sau khi giải ngân, việc sử dụng vốn vay của khách hàng phải được giám sát một cách chắt chẽ, việc kiểm tra giám sát phải kết hợp giữa kiểm tra thường xuyên định kỳ với việc kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng vốn, hiện trạng của tài sản đảm bảo cũng như là tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Phân tích khách hàng chủ động đòi hỏi cán bộ tín dụng phải chủ động cập nhật, thu thập thông tin về khách hàng một cách thường xuyên và đảm bảo độ chính xác, không nên chỉ tin vào thông tin mà khách hàng cung cấp. Thực tế đã cho thấy, sẽ là rất nguy hiểm nếu việc phân tích, theo dõi khoản vay chỉ phụ thuộc vào nguồn thông tin một chiều từ phía khách hàng. Nội dung phân tích phải đi sâu vào tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận, khả năng mở rộng kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời việc phân tích phải được thực hiện nghiêm túc do một tổ chuyên môn có trình độ, có kỹ năng nghiệp vụ

ngân hàng tài chính vững vàng cũng như có kinh nghiệm trong hoạt động này thực hiện nhằm đưa ra những quyết định chính xác.

Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động tín dụng được ưu tiên chú trọng trong thời gian tới do đây là sản phẩm tín dụng hứa hẹn mang lại thu nhập tương đối cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng tài sản của ngân hàng, nguyên nhân là do rủi ro tín dụng đối với sản phẩm này vẫn còn cao do thu nhập của người dân trên địa bàn vẫn chưa ổn định. Do vậy trong thời gian tới đây, chi nhánh cần có một quy trình cụ thể, những quy định hợp lí hơn đối với cho vay tiêu dùng (điều kiện cho vay, hệ thống chấm điểm tín dụng, nội dung phân tích thẩm định tín dụng,…) để vừa đảm bảo được mục tiêu an toàn nhưng cũng đảm bảo không bỏ qua những khách hàng tốt.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây doc (Trang 45 - 47)