Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây doc (Trang 27 - 30)

- Đối với phó giám đốc Chi nhánh:

2.2.1.3. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng được băt đầu từ khi Cán bộ tín dụng (Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng) nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lí hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng ngắn hay dài hạn đều bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn.

Kiểm tra hồ sơ của khách hàng có đầy đủ và hợp lệ hay không bao gồm: +Hồ sơ pháp lý

+Hồ sơ khoản vay

+Hồ sơ bảo đảm tiền vay

Đối với tín dụng trung-dài hạn, do quy mô và tính chất phức tạp hơn tín dụng ngắn hạn nên hồ sơ cần phải yêu cầu chặt chẽ hơn, trong đó nhất thiết phải có hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khả thi đối với dự án, báo cáo đầu tư,…và các quyết định phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán dự án…các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của Tài sản đảm bảo.

Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng

Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm tiến hành thẩm định những nội dung sau:

- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng.

- Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, năng lực hoạt động và uy tín của khách hàng.

- Thẩm định khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của ngân hàng.

- Thẩm định về phương thức và nhu cầu vay; phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng (Đối với quy trình tín dụng ngắn hạn).

- Thẩm định kinh tế kỹ thuật của dự án (Đối với quy trình tín dụng dài hạn). - Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay.

Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng tín dụng.

Quyết dịnh cho vay của Lãnh đạo phải thể hiện rõ các ý kiến sau:

ký kết hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân.

- Hoặc đề nghị các phòng tham gia thẩm định giải trình thêm các vướng mắc. - Từ chối không cho vay phải đưa ra lý do từ chối.

Nếu quyết định cho vay thì ngân hàng và khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng theo mẫu quy định.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Khách hang và cán bộ tín dụng hoàn thiện hồ sơ pháp lý và thực hiện thủ tục giải ngân:

- Đối với tín dụng ngắn hạn khách hàng khi có nhu cầu rút vốn, khách hàng gửi đến cho ngân hàng những chứng từ chứng minh nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng kinh tế phát sinh. Cán bộ tín dụng kiểm tra, nếu hợp lệ thì giải ngân và lập tờ trình giải ngân trình lãnh đạo.

- Đối với tín dụng trung-dài hạn thủ tục giải ngân:

+ Kiểm tra và trình duyệt giải ngân lên lãnh đạo phê duyệt

+ Quyết định giải ngân: lãnh đạo xem xét và quyết định đồng ý hay từ chối giải ngân.

+ Hoàn thiện hồ sơ và trả lời khách hàng. + Giải ngân cho khách hàng.

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng số vốn đã giải ngân, đối chiếu tài sản vay với tài sản được đầu tư, kiểm tra khối lượng thực hiện, tài sản đã mua sắm, đối chiếu với mục đích đầu tư theo dự án, dự toán được duyệt và hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lí phát sinh.

Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký cho từng dự án, cho từng khách hàng, gồm có: theo dõi số dư tiền gửi của khách hàng, theo dõi trả nợ gốc, trả nợ lãi và trả phí đối với các khoản vay có phí.

Bước 6: Thanh lí hợp đồng tín dụng.

Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu, kiểm tra với phòng kế toán về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí, để tất toán khoản vay.

Có thể thấy quy trình tín dụng như trên có thể giúp chi nhánh có thể ra quyết định một cách khá chính xác về năng lực khách hàng. Đó cũng là một cách hiệu quả chi nhánh đã áp dụng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng khi cho vay là các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây doc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)