. Chất lượng tín dung
3.2.5 Xây dựng chính sách và quy trình phân tích tín dụng linh hoạt hiệu quả.
quả.
Chính sách tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng xây dựng được một chính sách tín dụng hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
* Chính sách khách hàng.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đặt quan hệ tín dụng đối với ngân hàng 40% là doanh nghiệp tư nhân, còn lại là công ty cổ phần và công ty TNHH, hợp tác xã. Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng truyền thống (những doanh nghiệp đã đặt quan hệ với ngân hàng từ lâu), khách hàng quan trọng với những khách hàng khác, xác định sự tín nhiệm của doanh nghiệp để có sự ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, thời gian giải quyết hố sơ, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đảm bảo… tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh. Ngân hàng chỉ động tiếp thị hình ảnh ngân hàng, chủ động đến với các doanh nghiệp trên địa bàn tìm hiểu nhu cầu vốn vay của họ.
* Chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng.
Ngân hàng cần xây dựng bảng biểu phí suất tín dụng dựa trên những tiêu chí cụ thể rõ ràng, như dựa trên tỷ lệ phần trăn hạn mức cam kết, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ biết được mức phí tín dụng mà họ phải đóng là bao nhiêu. Từ đó tính toán được chi phí thực tế cho khoản vay vốn ngân hàng.
Đồng thời ngân hàng cũng xây dựng những mức lãi suất khác nhau tuỳ theo kỳ hạn, theo đối tượng khác hàng, Ngân hàng có thể ưu đãi về lãi suất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới được thành lập. Ngân hàng cũng có thể áp dụng lãi suất thả nổi đối với các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ lãi suất tăng dần qua các năm.
* Chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng đối với khách hàng.
Ngân hàng cần xác định giới hạn tối đa cho một doanh nghiệp vay là bao nhiêu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn có quy mô hoạt động tương đối nhỏ, do đó ngân hàng không thể cho vay những khoản vay lớn. Ngân hàng phải tính toán lựa chọn giữa sinh lãi và rủi ro. Nhìn chung ngân hàng rất quan tâm tói vốn chủ sở hữu của khách hàng và không muốn tài trợ cho những khoản vay lớn hơn vốn của chủ sở hữu. Ngân hàng có thể tiến hành chia nhỏ các khoản nợ theo thời gian khác nhau.
* Chính sách về thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ.
Ngân hàng cân đối kỳ hạn trung bình của nguồn: kỳ hạn trung bình của tiền gửi, những khoản vay uỷ thác… từ đó xác định thời hạn cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hợp lý.
* Chính sách về các khoản đảm bảo.
Tuỷ theo đối tượng khách hàng và từng khoản vay mà khách hàng mà ngân hàng có thể yêu cầu những khoản đảm bảo khác nhau. Ngân hàng có thể mở rộng hình thức đảm bảo bằng tài sản
ngoài giữ sổ bìa đỏ. Ví dụ như máy móc tài sản cố định có giá trị lâu bền hoạc bảo lãnh của bên thứ ba.