Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các phương thức cho vay, tuỳ theo tính chất từng khoản vay như khả năng giám sát quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng, ngân hàng và doanh nghiệp ký kết hợp đồng lựa chọn phương thức cho vay phù hợp.
Như đã trình bày có 10 phương thức cho vay: - Cho vay 1 lần.
- Cho vay thấu chi.
- Cho vay theo hạn mức. - Cho vay luân chuyển. - Cho vay trả góp. - Cho vay hợp vốn. - cho vay gián tiếp.
- Cho vay theo dự án đầu tư.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Thực tế tại ngân hàng chỉ mới áp dụng phương pháp cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức và cho vay theo dự án đầu tư. Trong đó cho vay từng lần là và cho vay theo hạn mức là chủ yếu.
Phương thức cho vay tại ngân hàng vẫn chưa đa dạng, nguyên nhân chính bởi vì số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, những nhu cầu về phương thức cho vay khác không nhiều. Khi
số lượng doanh nghiệp nhiều hơn, đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng nhiều hơn thì ngân hàng sẽ chủ động nắm bắt các nhu cầu này và cung cấp những phương thức cho vay khác nhau, đáp ứng một cách linh hoạt như cầu của khách hàng.
Lãi suất khoản vay khác nhau tuỳ theo thoả thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong từng hợp đồng tín dụng. Những khoản vay thời gian dài lãi suất cao hơn những khoản vay thời gian ngắn, khoản vay lớn lãi suất cao hơn khoản vay nhỏ.
2.2.6. Giám sát vốn vay.
Sau khi giải ngân, ngân hàng tiến hành giám sát các khoản vay. Cán bộ tín dụng theo dõi xem xét xem doanh nghiệp có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, quá trình sử dụng vốn vó gặp khó khăn gì không và nếu gặp khó khăn thì cán bộ tín dụng có thể giúp đỡ được gì không. Thông thường cán bộ tín dụng luôn cố gắng hết sức mình để giúp đõ doanh nghiệp trong khả năng của bản thân. Bởi vì việc doanh nghiệp vay vồn có trả được hay không, trả đúng hạn hay không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cán bộ tín dụng, nó phản ánh trình độ của cán bộ tín dụng và cán bộ tín dung được khen thưởng hay phê bình…
Trong quá trình giám sát, theo dõi, cán bộ ngân hàng có thể kịp thời phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp, nhẹ nhất là nhắc nhở cảnh cáo doanh nghiệp, nặng nhất thì ngừng giải ngân và tịch thu tài sản để thu hồi lại vốn.
Công tác giám sát khoản vốn sau khi giải ngân đôi khi thiếu tính hiệu quả một phần do cán bộ tín dụng chểnh mảng không chú ý đến nhiệm vụ này và một phần thiếu tính hợp tác của chính các doanh nghiệp vay vốn. Do tâm lý bị theo dõi giám sát nên các
doanh nghiệp tỏ ra không thoải mái, hài lòng với sự có mặt của cán bộ tín dụng.
Bảo đảm tiền vay.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì có 3 loại đảm bảo tiền vay:
- Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng. - Bảo lãnh bàng tài sản đảm bảo của bên thứ 3.
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ chính khoản vay.
Loại thứ ba tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, đồng thời giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì thông thường những tài sản hình thành từ khoản vay cũng không còn mấy giá trị.
Hiện tại hình thức đảm bảo chủ yếư là thế chấp số bìa đỏ và tài sản hình thành từ khoản vay. Doanh nghiệp mang sổ, bìa đỏ trao cho ngân hàng và sẽ nhận lại khi hoàn trả toàn bộ cả gốc lẫn lãi.
Cho tới thời điểm hiện tại thì chưa có doanh nghiệp nào ngân hàng phải bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Hiện chỉ có một khoản nợ xấu mà ngân hàng đang cố hối thúc khách hàng trả nợ để trách trường hợp xấu nhất là không phải bán tài sản đảm bảo.
Định giá tài sản đảm bảo để quyết định số lượng tín dụng mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng. Do tài sản đảm bảo chủ yếu là sổ bìa đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp) nên việc đánh giá dựa trên giá trị thị trường bất
động sản tại thời điểm ngân hàng định giá. Có tài sản hình thành từ nguồn vay thì việc định giá trở nên đơn giản hơn.