và viện trợ phát triển chính thức (ODA).
3.1.2. Quan điểm và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên Long Biên
* Quan điểm về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển của Thủ đô và gắn liền với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là một bộ phận cấu thành của Thủ đô, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Long Biên tất yếu phải phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ phát triển của thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đã xác định: "Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước..." [17, tr. 7-8]. Trong 10 năm tới, Hà Nội phải phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững, bảo đảm xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô giàu đẹp văn minh, thach lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phấn đấu trở thành một trung tâm tiêu biểu cho cả nước và có uy tín ở khu vực.
Để đạt được mục tiêu đó, cần khai thác và phát huy mọi nguồn lực để xây dựng Hà Nội có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững; bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế Thủ đô với tốc độ
tăng trưởng cao, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Chiến lược phát triển kinh tế của Thủ đô được hoạch định đảm bảo nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu hợp lý theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đạt mức tăng trưởng cao làm động lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước. Hà Nội sẽ tập trung ưu tiên phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin - điện tử, sinh học, cơ khí - tự động hóa, công nghệ sản xuất và sử dụng vật liệu mới.
Theo định hướng trên, qui hoạch tổng thể trên địa bàn quận, một mặt phải điều tra, đánh giá tiềm năng và lợi thế so sánh của quận, mặt khác phải đặt trong tổng thể chiến lược phát triển dài hạn của Thủ đô. Điều đó cũng có nghĩa là trong quá trình xây dựng và thực hiện qui hoạch tổng thể, cần tính đến sự phối hợp đồng bộ giữa qui hoạch của quận, của thành phố và các ngành, lĩnh vực trên địa bàn Hà Nội, tạo ra sự phân công hợp tác có kế hoạch trong một cơ cấu thống nhất trên phạm vi thành phố và cả nước. Ví dụ, khi quy hoạch cơ sở hạ tầng cho quận cần phải tính đến mục tiêu, quy hoạch hệ thống hạ tầng của thành phố và nhằm thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và quận Long Biên.
- Thực hiện các mục tiêu cơ bản, xác định đúng trọng tâm, có bước đi và giải pháp phù hợp, sáng tạo, hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Quận Long Biên mới được thành lập, điểm xuất phát thấp hơn và khó khăn hơn so với một số quận nội thành khác, nên việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng là thách thức rất lớn. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cần bảo đảm sự kết hợp hài hóa giữa giải quyết các vấn đề trước mắt và tạo mọi điều kiện để thực hiện theo định hướng chiến lược đã xác định. Muốn vậy, cần phải xác định đúng các khâu đột phá, các lĩnh vực mũi nhọn để đi tắt, đón đầu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước và theo phương châm tập trung, dứt điểm để tạo cơ sở cho các ngành dịch vụ phát triển.
Sự phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu của quá trình chuyển từ các xã ven nội đô thành các phường và quận nội thành là nội dung cơ bản, là yêu cầu cấp thiết của quận Long Biên trong quá trình qui hoạch.
Về thực chất, sự phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu đô thị hóa có tính qui luật riêng. Trong đó, mức độ và tốc độ đầu tư cao cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là những yêu cầu cơ bản nhất. Có như vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội mới thực sự tương xứng với tiềm năng, vị trí của cấp quận, và Long Biên mới thực sự chủ động hội nhập với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Một trong những vấn đề cấp bách của đô thị hóa là yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, trước hết là hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, cơ sở phúc lợi công cộng. Hiện tại, các chỉ tiêu về hạ tầng đô thị quận còn kém đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của đô thị hiện đại. Trong quá trình qui hoạch, Long Biên sẽ được ưu tiên đầu tư nhiều dự án lớn nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Vì vậy, việc qui hoạch cần chú ý xác định sự phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị là yêu cầu và nội dung cơ bản của quy hoạch.
So với các quận nội thành khác của Hà Nội, Long Biên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giải phóng mặt bằng, thực hiện các công trình xây dựng theo qui hoạch. Trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, vấn đề triển khai xây dựng nhanh và đồng bộ sẽ có thuận lợi hơn. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ dần dần bị mất đi nếu không có những giải pháp cụ thể để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội theo qui hoạch, kế hoạch đã xác định, trước hết là qui hoạch sử dụng đất. Mặt khác, do phải xây dựng hầu như từ đầu nên cần có nguồn vốn và khối lượng các hạng mục xây dựng rất lớn. Vì vậy, khi xây dựng qui hoạch cần tính toán sự phối hợp đồng bộ, có bước đi hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững bản sắc văn hóa truyền thống; bảo đảm ổn định chính trị-xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đười sống của nhân dân.
Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đã xác định một trong những mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô là:
Xây dựng, phát triển Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước. Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững… Bảo tồn phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…[17, tr. 8-9].
Là một bộ phận của Thủ đô, quá trình phát triển kinh tế quận Long Biên cũng phải đáp ứng được mục tiêu đó. Vì vậy, sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giữ vững bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Đây là một quan điểm cơ bản cần được quán triệt khi xây dựng và qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận. Để quán triệt tư tưởng trên, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với tất cả các ngành, các lĩnh vực, giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững.
Mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu được xây dựng cho từng giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 – 2015, phải đặt nó trong chiến lược phát triển dài hạn cho những năm tiếp theo. Chú trọng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu trên địa bàn quận; xây dựng các cơ sở du lịch, thể thao, khu vui chơi giải trí và các công trình văn hóa nghệ thuật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân. Kết hợp các mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sự phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, kết hợp hài hòa với giải quyết các
vấn đề xã hội (việc làm, xóa đói giảm nghèo, ngăn ngừa và hạn chế các tệ nạn xã hội…), nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
* Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2015:
Từ nay đến năm 2015, xây dựng Long Biên trở thành quận phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, đóng vai trò động lực phát triển của Thủ đô Hà Nội ở cửa ngõ phía Đông Bắc, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý đô thị theo quy hoạch và bảo vệ môi trường sinh thái; khai thác có hiệu quả các yếu tố tiềm năng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm an ninh, quốc phòng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cụ thể là:
- Xây dựng quận Long Biên thành một khu đô thị văn minh, hiện đại của thành phố Hà Nội.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của quận theo định hướng qui hoạch chung của thành phố.
- Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo hiểm... Tập trung mọi nguồn lực phát triển nhanh dịch vụ theo hướng nhanh chóng vươn lên trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trở thành kinh tế mũi nhọn của quận.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp có hàm lượng chất xám cao theo hướng đầu tư chiều sâu, đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, sử dụng ít mặt bằng và có cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp công nghiệp hiện đang hoạt động đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp với tiềm năng, môi trường và điều kiện sẵn có của quận. Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động tập trung trong các khu công nghiệp. Duy trì nghề khai thác cát, công nghiệp cảng sông và sản xuất các sản phẩm từ gỗ.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái. Từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chất lượng cao với các loại rau cao cấp, cây ăn quả, ngô chất lượng. Hình thành các vùng nông nghiệp - đô thị - sinh thái bền vững, kết hợp phát triển du lịch - dịch vụ, thăm quan, giải trí phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân Thủ đô, các vùng phụ cận và dân cư trong quận. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành hai vùng lớn: ngoài bãi sông Đuống chuyên trồng rau phục vụ nhu cầu rau xanh của dân cư đô thị và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho vùng này. Phía trong đê về cơ bản không còn sản xuất nông nghiệp, những diện tích nhỏ lẻ được tiếp tục tận dụng để trồng trọt khi chưa thực hiện các dự án phi nông nghiệp. Giải quyết lao động dôi dư cho các phường có đất nông nghiệp bị thu hồi và các phường, các vùng phụ cận, góp phần ổn định chính trị xã hội, nâng cao mức sống và thu nhập cho nhân dân.
- Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, các công trình phúc lợi công cộng và các công trình văn hóa, y tế…) ngang tầm với các nước trong khu vực.
Đối với hệ thống giáo dục cần tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo, xóa các phòng học cấp 4, hiện đại hóa thiết bị dạy học. Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và trình độ chuyên môn. Khuyến khích đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo, chuyển một số trường công lập sang dân lập. Xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Phát triển mạnh đào tạo hướng nghiệp, đào tạo nghề, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận.
Giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, xây dựng hệ thống văn hóa - thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, nâng cao đời sống tinh thần cũng như khả năng tiếp cận với nền văn minh nhân loại, loại bỏ những hành vi văn hóa không lành mạnh. Phấn đấu đưa phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực của nhân dân. Trước hết, cần phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao trong thanh thiếu niên, học sinh, xây dựng nòng cốt thể dục thể thao cũng như tăng
cường thể chất cho lực lượng lao động trong tương lai. Đồng thời, nâng cao tinh thần thể dục thể thao đối với người cao tuổi, tăng cường sức khỏe, giúp người già sống vui, khỏe.
- Xây dựng an ninh chính trị và quốc phòng vững mạnh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, có môi trường trong sạch và đời sống nhân dân được cải thiện. Phát triển kinh tế phải gắn chặt với đảm bảo và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng. Hai mặt kinh tế và an ninh quốc phòng tuy là hai lĩnh vực riêng nhưng lại có quan hệ hữu cơ trong một thể thống nhất, mặt này là điều kiện tồn tại và phát triển của mặt kia. Do đó, phải chú trọng tăng cường xây dựng các lực lượng vũ trang, công an nhân dân vững mạnh cả về tổ chức, nghiệp vụ và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, an ninh quốc phòng cũng phải phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế, trong đó chú trọng việc huy động khả năng về cơ sở vật chất, nhân lực tham gia thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của quận.
Trong quy hoạch, việc bố trí các công trình cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng phải phù hợp với các yêu cầu về đảm bảo an ninh - quốc phòng. Để đạt được điều này, an ninh quốc phòng phải đề ra những yêu cầu mà các ngành kinh tế - xã hội phải đáp ứng. Qua đó, việc xây dựng một số hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, điện, thông tin liên lạc, các công trình xây dựng khác phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho mục đích quân sự.
Tăng cường bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, thành phố, bảo vệ nhân dân; đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở quận, Thủ đô trong mọi tình