Về phát triển đô thị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận Long Biên, thành ppt (Trang 63 - 66)

Quận Long Biên là khu vực có tỷ lệ đô thị hóa cao (xét cả về tỷ lệ dân cư, tỷ lệ đất đô thị, giá trị sản xuất của các ngành kinh tế). Không gian kiến trúc của quận Long Biên được hình dung với các khu vực không gian chính như sau:

Các khu vực đô thị cũ thuộc Gia Lâm trước đây là khu vực nằm hai bên trục đường từ đầu cầu Long Biên và cầu Chương Dương lên Đông-Bắc (cầu Đuống). Hạt nhân của khu vực này là thị trấn Gia Lâm cũ, khu vực ngã ba Cầu Chui. Không gian đô thị ở đây

được phát triển tự phát bám theo hai bên đường giao thông. Nhà "hình ống"của dân cư bám sát hai bên đường, nên hầu như không có các tuyến phố gắn với không gian thoáng đãng, không có các điểm cây xanh sinh thái như kiểu các vườn hoa, công viên xen kẽ trong khu dân cư đã gây ra cảm giác bức bối, lộn xộn rất khó tổ chức giao thông hiện tại theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Khu vực nằm dọc theo đường 5 từ ngã ba Cầu Chui đến ngã tư đường 5 và đường vành đai 3. Quá trình đô thị hóa ở khu vực này cũng tự phát như khu vực nói trên. Đặc trưng về kiến trúc, về tổ chức giao thông ở đây cũng tương tự khu vực nói trên.

Các khu vực đô thị gắn liền với các cụm công nghiệp tập trung của huyện Gia Lâm trước đây, chủ yếu nằm trên địa bàn phường Đức Giang và Thạch Bàn. Đặc trưng về tổ chức không gian đô thị của khu vực này về cơ bản là nhà "hình ống" được xây dựng bám theo hai bên đường giao thông, có một số điểm dân cư nhỏ nằm xen với khu vực sản xuất công nghiệp.

Về tổ chức của hai cụm công nghiệp này được hình thành trong bối cảnh trước đây, xung quanh là đồng ruộng sản xuất nông nghiệp và mật độ dân cư còn thấp. Nay cả hai điều kiện đó đều đang diễn biến ngược lại, đất sản xuất nông nghiệp giảm nhanh, còn mật độ dân cư lại tăng nhanh cùng với sự gia tăng dân cư của toàn huyện.

Các khu vực đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung: Trên địa bàn quận Long Biên có khu công nghiệp Sài Đồng B, Đài Tư và Sài Đồng A. Trong đó hai khu Sài Đồng B và Đài Tư đã giải phóng mặt bằng theo đúng quy hoạch. Khu Sài Đồng B đã xây dựng cơ sở hạ tầng được 48,5 ha và cho thuê gần hết số diện tích. Khu Đài Tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng xong trên cả 40 ha. Tuy được quy hoạch, song trước đây các nhà quy hoạch chưa lường trước được tình hình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, nên cả hai khu công nghiệp đã và đang bị đô thị hóa bao bọc xung quanh. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong tổ chức không gian đô thị khu dân cư và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cần phải được định hướng khoa học. Riêng khu công nghiệp Sài Đồng A được quy hoạch với 407 ha từ năm 1997, nhưng đến nay diện tích đã giải phóng mặt bằng vẫn là số 0. Trong phạm vi ranh giới quy hoạch khu công nghiệp Sài Đồng A chủ yếu vẫn là diện tích đất sản xuất nông

nghiệp. Các khu vực làng xóm cũ còn chiếm tỷ lệ cao về diện tích đất, tỷ lệ dân số chiếm trên 20% tổng dân số. Các công trình nhà ở của dân cư phần lớn là thấp tầng, bố trí xen kẽ với vườn cây và ao chuồng, nuôi cá, gia súc theo mô hình kinh tế gia đình trước đây.

Khu vực đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp hiện còn khoảng 1.799 ha, trong đó hơn 1.644 ha đất canh tác, còn lại là đất cây lâu năm, diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản. Trong khoảng 1.700 ha đất nông nghiệp thì diện tích trong đồng là 1.114,8 ha. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức không gian đô thị của Long Biên theo hướng hình thành một quận có không gian kiến trúc hài hòa giữa các trung tâm văn hóa, hành chính, thương mại… với các khu vực lân cận; giữa các công trình kiến trúc với khu vực cây xanh sinh thái; giữa Long Biên với các quận huyện khác và các địa phương ngoài Hà Nội…

Bức tranh đô thị của quận Long Biên đang là sự đan xen giữa đất ở đô thị với đất nông nghiệp, giữa đất ở nông thôn với đất nông nghiệp. Các công trình kiến trúc chưa có công trình cao tầng nào có thể làm điểm nhấn về không gian kiến trúc, làm trung tâm về thương mại về văn hóa, hành chính.

Chương 3

Định hướng và giải pháp Hoàn Thiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quận Long Biên, thành ppt (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)