3.1. Các NHÂN Tố ảnh Hưởng Và Định Hướng QUY Hoạch Phát Triển KINH Tế - Xã Hội Quận LONG BIÊN KINH Tế - Xã Hội Quận LONG BIÊN
3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên Long Biên
* Xu thế đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Long Biên là quận mới thành lập, trên cơ sở chuyển từ các xã ngoại thành của huyện Gia Lâm thành quận nội thành. Đây là quá trình chuyển biến toàn diện về kinh tế - xã hội theo những xu hướng vận động mang tính quy luật sau:
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Sự chuyển dịch này không những là sự vận động mang tính quy luật của quá trình chuyển từ các xã ngoại thành thành quận nội thành mà còn là sự vận động chung của kinh tế Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đối với quận mới thành lập đang đặt ra một cách cấp thiết, đồng thời đây là địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi cho phép quá trình đó diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Hiện tại, nông nghiệp ở quận Long Biên chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đã hình thành các khu công nghiệp tập trung có quy mô tương đối lớn, nhưng thương mại, dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vị trí của Quận. Vì vậy, vấn đề phát triển dịch vụ và công nghiệp có công nghệ cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa là vấn đề cấp bách.
- Quá trình đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, hệ thống cung cấp nước sạch và xử lý nước, các trung tâm thương mại (chợ, siêu thị…), các công trình văn hóa (nhà hát, viện bảo tàng, trung tâm giải trí…), cơ sở hạ tầng cho dịch vụ, công nghiệp, các khu dân cư tập trung... theo những đặc trưng của một đô thị mới. Đối với Long Biên, những công trình trên còn rất thiếu và không đồng bộ. Vì vậy, tốc độ đô thị hóa
nhanh hay chậm tùy thuộc vào quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận, trong đó vấn đề vốn cho xây dựng, giải phòng mặt bằng là những vấn đề cơ bản và nan giải nhất. - Quá trình đẩy mạnh phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa và mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng cường nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tương xứng với vai trò, vị trí cấp quận, nhất là quận của Thủ đô Hà Nội. Trong những năm tới, quá trình đô thị hóa ở quận Long Biên sẽ tiếp tục diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nhân tố thúc đẩy quá trình đô thị hóa là sự vận động mang tính khách quan của Long Biên đang trong quá trình vận động từ các xã ven quận nội thành của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, sự mở rộng của đô thị, quá trình phát triển đô thị diễn ra rất nhanh đòi hỏi quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng phải tính toán tính thích ứng trong thời gian dài, bố trí và xây dựng các cơ sở sản xuất, dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đặc biệt quá trình đô thị hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh, đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về giải quyết việc làm cho dân cư nông nghiệp bị mất đất, đây cũng là một trong những vấn đề bức xúc của thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa.
- Sự phát triển và mở rộng không gian kinh tế của Thủ đô Hà Nội và mối liên kết chặt chẽ giữa Hà Nội và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Long Biên với lợi thế cửa ngõ phía Đông Bắc của Hà Nội sẽ nằm ở vùng tam giác, cửa ngõ giao lưu hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, dịch vụ sẽ dần nổi lên là ngành sôi động nhất của quận trong thời gian tới, và tỷ trọng của nông nghiệp sẽ giảm dần. Chủ trương phát triển kinh tế ở Hà Nội đã được đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010 được Thủ tướng phê duyệt trong Quyết định số 60/2002/QĐ-TTG ngày 15/2/2002. Theo đó:
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cao cấp hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp theo hướng nông nghiệp - đô thị - sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa đặc sản như rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, tạo môi trường bền vững trong lành cho Thủ đô Hà Nội [19].
Đồng thời, chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được Quận ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân quận đề ra theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Chủ trương này phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng bộ và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề ra.
* Sự tác động của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu đến năm 2010 Việt Nam sẽ thoát khỏi tình trạng chậm phát triển và đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, theo hướng hiện đại [3]. Như vậy, trong thời kỳ quy hoạch, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta sẽ diễn ra hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ, trong đó áp dụng công nghệ thông tin, những tiến bộ mới về khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất, dịch vụ sẽ là nhân tố chi phối mạnh mẽ và có tính quyết định.
Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội cũng đã xác định rõ Hà Nội phải đi dầu trong việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học công nghệ và tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn. Mặt khác, trong giai đoạn tới Hà Nội sẽ tập trung ưu tiên nhiều hơn cho mục tiêu hiện đại hóa, đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển theo chiều sâu. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho Long Biên tập trung nguồn lực phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp sạch và nông nghiệp sinh thái phù hợp với tiềm năng của quận.
* Quy mô dân số, lao động và nguồn nhân lực
Từ năm 2005 đến 2015, quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận Long Biên sẽ diễn ra với nhịp độ rất nhanh. Do là khu vực mở rộng phát triển của thành phố nên cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, Long Biên sẽ là một trong những địa bàn thu hút dân cư ở vùng nội thành cũ và các vùng lân cận. Theo quy hoạch, trên địa bàn quận đã và đang thực hiện một loạt các dự án trọng điểm, có quy mô lớn của thành phố và khi hoàn thành sẽ thu hút một số lớn lượng dân đến ở. Trong thời kỳ quy hoạch
2005- 2015, quá trình đô thị hóa nhanh làm cho sự biến động dân cư rất phức tạp, tốc độ tăng dân số cơ học có xu hướng tăng nhanh hơn những năm trước.
* Khả năng đầu tư, khai thác các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận
Do vị trí, vai trò đặc trưng kinh tế - xã hội của quận nội thành khác cơ bản so với trước nên quá trình chuyển từ các xã ngoại thành thành quận nội thành của Long Biên có nhiều điểm đáng lưu ý:
- Tính cấp thiết của sự chuyển biến kinh tế - xã hội cấp bách hơn, sự chuyển biến cần diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Những yêu cầu đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính tập trung hơn, khối lượng lớn hơn, nên yêu cầu của đầu tư lớn và tập trung.
- Đặc điểm của đô thị là sản xuất gắn liền với đời sống và các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị trong không gian hẹp. Sự tác động của sản xuất, sinh hoạt đến môi trường rất lớn, trong khi đó yêu cầu về môi trường nhân văn và tự nhiên rất cao. Để giải quyết các vấn đề này đòi hỏi lượng vốn rất lớn, bao gồm: vốn vật chất, vốn tiền tệ và nhân lực. Đây là sức ép lớn đòi hỏi phải tập trung giải quyết, vì đây là một trong các yếu tố quan trọng nhất định quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội theo đúng yêu cầu của quận nội thành.
- Khả năng đầu tư: Tiềm năng về đất của quận chưa được khai thác có hiệu quả so với các quận nội thành cũ. Với tiềm năng về đất, một mặt, Long Biên có thể thu hút thêm các cơ sở sản xuất và kinh doanh thương mại, dịch vụ, tạo khả năng thu hút vốn đầu tư có thể tăng thêm, nhất là ở các phường còn quỹ đất nông nghiệp. Mặt khác, khả năng xúc tiến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nhanh (không gian còn tương đối thoáng, khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng ít hơn), mức tập trung đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cũng nhanh hơn.
Khảo sát thực trạng kinh tế - xã hội của quận cho thấy, tuy mức độ phát triển kinh tế chưa cao, nhưng tiềm lực kinh tế trong các tầng lớp dân cư còn tương đối lớn. Có thể huy động các nguồn lao động và tiền vốn trong dân vào phát triển công nghiệp nhỏ, tiểu
thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng các cơ sở hạ tầng theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Là địa bàn đang trong quá trình đô thị hóa thuộc khu vực mở rộng phát triển của thành phố, nên có thể tranh thủ khai thác được nhiều nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ các quỹ đầu tư phát triển của Nhà nước và thành phố. Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế mở, với vị trí thuận