3 Giá mua nguyên liệu đầu vào trở

Một phần của tài liệu ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi ép MDF An Khê - Gia Lai (Trang 70 - 80)

3. Giá mua nguyên liệu đầu vào trở

thành chất thải × 4. Tiền bán phế liệu × Đa dạng sinh học và cảnh quan 1. Mua cây cảnh × 2. Thuê chăm sóc ×

3. Cải tạo cảnh quan khu vực công ty ×

4. Khấu hao vườn hoa cây cảnh ×

Các kết quả và phân tích

Các loại chi phí môi trường được liệt kê chung trong bảng 4.6. Sau đây đi vào phân tích từng loại chi phí.

IV.3.1. Loại 1: xử lý chất thải và chất phát thải

Liên quan đến chi phí loại 1- xử lý chất thải và chất phát thải, 8 loại chi phí nhỏ được xác định trong khung hạch toán quản lý môi trường:

- Khấu hao thiết bị liên quan

- Bảo dưỡng, vận hành nguyên liệu và dịch vụ

- Tiền lương

- Lệ phí, thuế

- Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi trường

- Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch và phục hồi

- Các chi phí xử lý khác

- Mỗi loại chi phí trên được xem xét quay vòng và đưa vào bảng tính toán chung.

IV.3.1.1. Khấu hao các thiết bị liên quan

Các thiết bị liên quan đến môi trường như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý nước cấp và giếng khoan, vườn hoa, cây cảnh của nhà máy. Chi phí này trong nhà máy bao gồm:

- Khấu hao các thiết bị xử lý nước thải : 120.000.000 (đồng/năm)

- Hệ thống giếng khoan : 30.000.000 (đồng/năm)

- Vườn hoa cây cảnh : 100.000.00 (đồng/năm)

Các chi phí khấu hao các thiết bị xử lý nước thải và hệ thống giếng khoan cả hai năm là như nhau. Nhưng riêng vườn hoa cây cảnh thì năm 2008 thấp hơn so với 2007 chi phí này cho năm 2008 là 70.000.000 (đồng/năm).

IV.3.1.2. Bảo dưỡng và vận hành nguyên liệu và các dịch vụ

Các chi phí này bao gồm: Chi phí cải tạo, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, chi phí bảo dưỡng hệ thống hệ thống xử lý nước cấp, nước giếng khoan, chi phí vận hành năng lượng và nước:

Chi phí cải tạo hệ thống xử lý nước thải

+ Năm 2007: 135.000.000 (đồng/năm)

- + Năm 2008: 176.000.000 (đồng/năm)

IV.3.1.3. Chi phí cho công nhân liên quan đến môi trường

Tiền lương bình quân cho công nhân viên trong nhà máy năm 2007 là 3.401.143 (đồng/năm).

Tiền lương bình quân cho công nhân viên trong nhà máy năm 2008 là 4.079.365 (đồng/năm).

Lương cho các công nhân này ở đây là những công nhân vận hành và làm việc tại các vị trí xử lý chất thải và phát thải: Khu lò hơi, khu xử lý nước thải và khu vệ sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các công nhân trong nhà máy làm việc theo ca. Thời gian làm việc theo quy định 3 ca/ngày và 7 ngày/tuần.

Ở vị trí lò hơi có 3 công nhân trực vận hành, mỗi ca là một công nhân. Tiền lương bình quân khoảng 120.000.000 (đồng/năm) năm 2007 và 130.000.000 (đồng/năm) năm 2008.

Ở trạm xử lý nước thải với 3 công nhân làm việc theo 3 ca. Tiền lương cho 3 công nhân này là 124.885.290 (đồng/năm) năm 2007 và 130.000.000 (đồng/năm) năm 2008.

Tiền lương cho công nhân ở vị trí lò hơi và hệ thống xử lý nước thải là tiền lương trực tiếp cho những người vận hành và có liên quan đến thiết bị xử lý.

Nhà máy còn có 2 công nhân quét dọn vệ sinh là những người liên quan gián tiếp đến công tác xử lý chất thải tại nhà máy. Hai công nhân này quét dọn vệ sinh cho toàn bộ nhà máy, khu văn phòng và các nhà vệ sinh công cộng, quét dọn nhà xưởng sản xuất, làm vệ sinh phân xưởng, thu gom các chất thải trong phân xưởng sản xuất. Lương cho 2 công nhân vệ sinh này là 43.200.000 (đồng/năm) năm 2007 và 48.000.000 (đồng/năm) năm 2008.

Ngoài ra, nhà máy còn có một công nhân chịu trách nhiệm chăm sóc cây cảnh, nhổ cỏ trong nhà máy, lương cho công nhân này là 21.600.000 (đồng/năm) năm 2007 và 24.00.000 (đồng/năm) năm 2008.

Như vậy tổng tiền lương trả cho 2 công nhân trên là: Năm 2007: 309.685.290 (đồng/năm)

Năm 2008: 332.000.000(đồng/năm)

IV.3.1.4. Lệ phí, thuế

Hàng năm nhà máy đều phải nộp thuế về môi trường là 4.150.000. Hàng năm nhà máy còn trả tiền thuế đất cho nhà nước là 500.233.000 (đồng/năm). Tiền này cả 2 năm 2007 và 2008 là như nhau.

IV.3.1.5. Tiền phạt

Cho đến nay công ty chưa bị phạt về vấn đề môi trường. Nhà máy đã cố gắng kiểm soát tiếng ồn và nước thải trước khi thải ra ngoài đảm bảo tiêu chuẩn nên nhà máy đã không bị các cơ quan chức năng phạt tiền.

IV.3.1.6. Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi trường

Ở Việt Nam nói chung hầu hết các nhà máy chưa áp dụng Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi trường như bảo hiểm đề phòng sự nhiễu loạn và các tai nạn gây ra bởi sự phát thải, bảo hiểm đối với các biện pháp làm sạch và bồi thường hay bảo hiểm những rủi ro trong vận chuyển hàng hóa và các chất độc hại. Ở nhà máy không có chi phí này.

IV.3.1.7. Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch và phục hồi

Công ty chưa có các khoản chi phí này. Nhà máy chưa có các khoản dự phòng cho việc loại bỏ chất thải và nghĩa vụ tái chế, hay dự phòng cho việc cải tạo cuối đường ống của nhà máy để có công nghệ hoàn hảo.

IV.3.1.8. Các chi phí xử lý khác

Nước thải một phần được tuần hoàn trở lại, phần còn lại được đưa vào hệ thống xử lý. Nước thải xử lý xong phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn mới được thải ra ngoài. Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải là: 1.100.000.000 đồng. Nước thải của nhà máy được tập trung về hố thu gom sau đó được tiến hành xử lý. Chi phí xử lý nước thải của nhà máy: năm 2007 là 450.500.000 đồng/năm và năm 2008 là 450.703.308 đồng/năm.

Ngoài ra, nước dùng cho sản xuất của nhà máy chủ yếu là nước giếng khoan mà trong nước có hàm lượng các ion kim loại cao nên cần phải có một khu xử lý nước giếng khoan để tránh khi dùng nước rửa, vệ sinh các thiết bị máy móc nhằm tránh lượng cặn không cần thiết ảnh hưởng đến máy móc thiết bị. Đồng thời, trong nước có quá nhiều kim loại cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chi phí cho lắp đặt hệ thống này là 780.000.000 (đồng/năm), và chi phí xử lý hàng năm là: năm 2007 là 250.000.000 (đồng/năm) và 285.000.000 (đồng/năm).

Tổng chi phí loại này là: 2.580.500.000(đồng/năm) năm 2007 và 2.615.703.308 (đồng/năm).

Bảng 4.7. Tóm tắt các chi phí liên quan đến xử lý chất thải và chất phát thải

STT Các loại chi phí môi trường Năm 2007 (đồng) Năm 2008 (đồng) 1 Khấu hao các thiết bị liên quan. 250.000.000 230.000.000 2 Bảo dưỡng, vận hành nguyên vật

liệu và dịch vụ. 135.000.000 176.000.000

3 Các chi phí cho công nhân liên quan đến môi trường. 309.685.290 332.000.000

4 Lệ phí, thuế. 504.383.000

5 Tiền phạt. 0

6 Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi

trường. 0

7 Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch và phục hồi. 0 8 Các chi phí xử lý khác. 2.580.500.000 2.615.703.308 9 Tổng chi phí loại này. 3.779.568.290 3.858.086.308

IV.3.2. Loại 2: Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên quan đến chi phí loại 2- quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường, 5 loại chi phí nhỏ được xác định trong khung hạch toán quản lý môi trường:

Các dịch vụ bên ngoài cho quản lý môi trường

Tiền lương cho những người tham gia các hoạt động quản lý môi trường Nghiên cứu và phát triển

Chi phí cho các công nghệ sạch hơn Các chi phí quản lý môi trường khác

Các chi phí được tính quay vòng và đưa vào bảng tính toán chung.

IV.3.2.1.Các chi phí bên ngoài cho quản lý môi trường

+ Chất thải rắn: Lượng rác thải của công ty hàng ngày là không nhiều chủ yếu là rác thải sinh hoạt khu vực nhà ăn, văn phòng, còn rác thải sản xuất chủ yếu là các loại gỗ nhưng chúng được sử dụng lại cho quá trình đốt lò hơi và bụi gỗ thì đem bán làm phế liệu. Công ty đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom rác hàng ngày vào cuối giờ sau khi hết ca làm việc. Mỗi tháng công ty phải chi trả cho công ty môi trường đô thị là 450.000 đồng/tháng, như vậy mỗi năm công ty phải chi trả cho khoản này là 5.400.000 đồng/năm.

+ Nước cấp và nước thải: Trong công ty, ngoài hệ thống nước cấp lấy từ giếng khoan thì công ty cũng có hệ thống ống dẫn nước từ mạng lưới cấp nước thành phố. Nước lấy từ giếng khoan chỉ sử dụng để vệ sinh phân xưởng và sản xuất, nước cấp sử dụng cho sinh hoạt. Như vậy, năm 2007 công ty chi trả cho khoản này là 15.000.000 đồng/năm và năm 2008 là 18.360.000 đồng/năm.

Tổng tiền cho chi phí loại này là: năm 2007 có 20.400.000 đồng/năm và 23.760.000 (đồng/năm) năm 2008.

IV.3.2.2. Tiền lương cho các hoạt động quản lý môi trường

Không có công nhân phụ trách các hoạt động quản lý môi trường nên không có chi phí cho khoản này.

IV.3.2.3. Nghiên cứu và phát triển

Không có khoản chi phí này vì cho đến nay nhà máy chưa có tham gia bất kỳ các hoạt động nghiên cứu và phát triển nào.

IV.3.2.4. Chi phí bổ sung cho công nghệ sạch hơn

Nhà máy chưa tham gia áp dụng sản xuất sạch hơn nên phần chi phí này còn trống.

IV.3.2.5. Chi phí cho quản lý môi trường khác

+ Khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn: Hàng năm công ty có mời các chuyên gia môi trường đến quan trắc đo đạc khí thải, nước thải, tiếng ồn và khảo sát lượng chất thải rắn của công ty để báo cáo về hiện trạng môi trường hàng năm của công ty cho sở tài nguyên và môi trường tỉnh Gia Lai, chi phí cho khoản này là 44.000.000 đồng/ năm chi phí này là khoản chi phí cố định hàng năm.

+ Trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ, tập huấn cho cán bộ công nhân viên: Hàng năm tổ chức các khoá huấn luyện về phòng chống cháy nổ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty và thường xuyên kiểm tra, mua mới các thiết bị phòng chống cháy nổ, chi phí cho phần này khoảng 21.000.000 đồng/ năm.

+ Chi phí khám sức khoẻ hàng năm cho công nhân là 4.900.000 đồng/ năm (2007) và 5.200.000 đồng/năm (2008).

+ Ngoài ra, nhà máy còn có một khoản chi cho việc mua các trang phục bảo hộ lao động hàng năm là 50.000.000 đồng/năm.

Tổng chi phí loại này là: 119.900.000 (đồng/năm) năm 2007 và 120.200.000 (đồng/năm) năm 2008.

STT Các loại chi phí môi trường Năm 2007 (đồng) Năm 2008 (đồng) 1 Chi phí bên ngoài cho quản lý môi trường. 20.400.000 23.760.000 2 Tiền lương cho các hoạt động quản

lý môi trường 0

3 Chi phí cho nghiên cứu và phát triển 0

4 Chi phí bổ sung cho công nghệ sạch hơn 0

5 Các chi phí quản lý môi trường khác 119.900.000 120.200.000

6 Tổng chi phí 140.300.000 143.960.000

Bảng 4.8. Tóm tắt chi phí môi trường liên quan đến chi phí giảm thiểu và quản lý môi trường.

IV.3.3. Loại 3: Chi phí cho phân bổ bán sản phẩm và chất

Nguyên liệu cũng có một phần trở thành phế liệu. Tuy nhiên, lượng phế thải này không đi vào dòng chảy của nước thải mà được dùng làm nguyên liệu đốt kèm với dầu FO. Vì nguyên liệu này mang tính chất là gỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hóa chất gồm: Keo-UF-E1, Keo-UF và Aquawax

Năm 2007:

Ước tính khoảng 0,6% keo-UF-E1 đi vào dòng thải: 0,6% * 553.576.000 = 3.321.456 (đồng/năm). Ước tính khoảng 0,6% keo-UF đi vào dòng thải:

0,6% * 40.675.229.000 = 244.051.374 (đồng/năm). Ước tính có 0,3% lượng Aquawax đi vào dòng thải: 0.3% * 5.888.000.000 = 17.664.000 (đồng/năm). Tổng chi phí: 265.036.830 (đồng/năm).

Năm 2008:

Ước tính khoảng 0,1% keo-UF-E1 đi vào dòng thải: 0,5% * 534.249.679 = 2.671.248,395 (đồng/năm). Ước tính khoảng 0,6% keo-UF đi vào dòng thải: 0,6% * 45.280.866.487 = 271.685.198(đồng/năm) Ước tính có 0,3% lượng Aquawax đi vào dòng thải: 0,3% * 6.428.296.100 = 19.284.888 (đồng/năm) Vậy tổng chi phí loại này là: 293.641.335 (đồng/năm)

IV.3.4. Loại 4: Chi phí tái chế

Không có chi phí này

IV.3.5Loại 5: Doanh thu môi trường

Lượng rác của nhà máy chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Chất thải từ quá trình sản xuất chủ yếu chủ yếu là bụi gỗ và gỗ không đủ tiêu chuẩn để sản xuất.

Nguyên liệu kém chất lượng sẽ được coi là phế thải, tuy nhiên nó không bị vứt bỏ mà được sử dụng lại làm chất đốt vì nguyên liệu chính ở đây là gỗ. Hàng ngày lượng gỗ dùng làm chất đốt kết hợp với dầu FO là 6,5 tấn/ngày tương đương với 2340 tấn/năm. Ước tính gỗ mà dùng làm củi thì tiết kiệm được khoảng 468.000.000 (đồng/năm) (củi dùng để đốt giá 200 đồng/kg).

Bụi gỗ sinh ra trong quá trình sản xuất được tập trung lại và bán: năm 2007 bán được 50.000.000 (đồng/năm) và 70.000.000 (đồng/năm) năm 2008.

Nước sử dụng cho quá trình sản xuất được tuần hoàn lại ở công đoạn rửa dăm. Lượng nước dùng cho sản xuất là 2736 m3/ngày khi chưa được tuần hoàn, nhưng khi sử dụng hệ thống tuần hoàn thì hàng ngày nhà máy chỉ sử sụng 180 m3/ngày. Như vậy, lượng nước dùng sản xuất hàng ngày tiết kiệm được 2556 m3/ngày. Tuy nhiên, lượng nước mà nhà máy sử dụng cho sản xuất lấy từ giếng khoan nên chi phí này chưa được tính.

Nhà máy không dùng bao bì hay thùng cattong nên không cho doanh thu từ việc bán phế liệu loại này.Vậy doanh thu của nhà máy chỉ có từ bán bụi gỗ.

Bảng 4.9. Bảng tóm tắt các chi phí môi trường và doanh thu

STT Các loại chi phí môi trường Năm 2007 (đồng) Năm 2008 (đồng) 1 Chi phí liên quan đến xử lý chất 3.779.568.290 3.858.086.308

thải và chất phát thải

2 Chi phí giảm thiểu và quản lý môi trường 140.300.000 143.960.000 3 Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất 265.036.830 293.641.335

4 Chi phí tái chế 0 0

5 Tổng chi phí môi trường 4.184.905.120 4.214.905.120

6 Doanh thu môi trường 518.000.000 538.000.000

Nhận xét chung: 90.38% 3.33%6.29% 0% 2007 Chi phí loại 1 Chi phí loại 2 Chi phí loại 3 Chi phí loại 4

Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ các chi phí môi trường của nhà máy năm 2007

89.90%3.35% 3.35% 6.84% 0% 2008 Chi phí loại 1 Chi phí loại 2 Chi phí loại 3 Chi phí loại 4

Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ các chi phí môi trường của nhà máy năm 2008.

Phương pháp luận EMA đã bóc tách ra 5 loại chi phí môi trường và doanh thu một cách rất đầy đủ cho nhà máy. Nếu như hạch toán theo kiểu truyền thống thì các cấp quản lý của nhà máy sẽ không nhận thấy được mình đã tiêu tốn cho chi phí nào nhiều nhất. Nhìn trên đồ thị ta nhận thấy rất rõ chi phí mà nhà máy tiêu tốn nhiều

nhất là chi phí loại 1 (chi phí xử lí xử lý chất thải và chất phát thải). Có thể so sánh cụ thể qua 2 năm 2007 và 2008 ta dễ nhận thấy qua đồ thị chi phí loại 1 năm 2008 giảm hơn so với năm 2007. Mặc dù việc giảm này không đáng kể nhưng đó đã phần nào giúp các nhà quản lý nhận ra rằng đây là một loại chi phí có khả năng giảm thiểu nếu được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra các giải pháp tích cực hơn đối với các thành phần có thể cắt giảm được. Không chỉ có chi phí này mới có khả năng giảm mà tất cả các loại chi phí trên đều có khả năng như thế nếu như được quan tâm đúng mức và kịp thời. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận rằng hạch toán môi trường cũng đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. EMA một mặt vừa đem lại lợi nhuận từ việc bán bụi gỗ, mặt khác một cách gián tiếp khó có thể định lượng được các lợi ích vô hình như lượng nước tiết kiệm được từ việc tuần hoàn, việc cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo sức khỏe cho công nhân, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng cho nhà máy, tạo ra quan hệ xã hội tốt với cộng đồng dân cư và khách hàng...khi áp dụng các biện pháp quản lý, giảm thiểu ô nhiễm, xử lý tại nguồn và tất cả những điều này giúp cho nhà máy được hưởng lợi rất nhiều và chưa chắc những lợi ích phi tiền tệ này đã nhỏ hơn khoản chi phí môi trường.

Do vậy, việc áp dụng EMA sẽ trợ giúp cho ban quản lý nhà máy có được

Một phần của tài liệu ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi ép MDF An Khê - Gia Lai (Trang 70 - 80)