Các chi phí uy tín/quan hệ/hình ảnh doanh nghiệp
CÁC DẠNG CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN SAU
Dạng 1: Các chi phí trực tiếp cho sản
xuất.
Các chi phí cho việc sử dụng nguyên vật liệu, các nguồn tài nguyên và năng lượng, vốn hàng hóa và nguồn cung cấp thường được đề tới quá trình hạch toán chi phí và dự thảo ngân sách vốn nhưng lại không quan tâm tới chi phí môi trường. Việc giảm sử dụng và ít lãng phí hơn từ các nguồn nguyên liệu, các tiện ích, vốn hàng hóa và nguồn cung cấp chính là cách phù hợp để bảo vệ môi trường. Việc phân tích các chi phí này thành các khoản mục trong các giai đoạn kinh doanh là rất quan trọng. Các chi phí này có thể bao gồm chi phí định kỳ và không định kỳ, bao gồm cả chi phí vốn và chi phí quản lý.
Dạng 2: Các chi phí ẩn.
Những chi phí này có thể bao gồm các chi phí môi trường ban đầu, những chi phí có thể xuất hiện trước khi có quá trình vận hành cần một dây chuyền, một hệ thống hay phương tiện và có thể bao gồm các chi phí liên quan tới việc lựa chọn địa điểm thiết kế các sản phẩm hay dây chuyền có tính thân thiện với môi trường hơn, quá trình xác định năng lực của các nhà cung cấp, đánh giá lựa chọn thiết bị quản lý ô nhiễm. Các chi phí này không được phân bổ vào các sản phẩm và dây chuyền. Có thể bao gồm chi phí định kỳ và không định kỳ, có thể bao gồm chi phí vốn và chi phí quản lý.
Dạng 3: Các chi phí ngẫu
nhiên.
Các chi phí có thể hoặc không xuất hiện tại một thời điểm nào đó trong tương lai được gọi là các chi phí ngẫu nhiên xảy ra của chúng, các chí phí này vẫn chưa được nhận diện đầy đủ, do chưa có được sự quan tâm thích đáng trong hệ thống hạch toán vào quá trình quyết định quản lý nội bộ đối với tương lai. Các chi phí trách nhiệm pháp lý bao gồm các khoản tiền phạt do không tuân thủ pháp luật và các trách nhiệm pháp lý tương lai cho các hoạt động làm sạch bắt buộc, đền bù về những thiệt hại của cải vật chất và sức khỏe cá nhân.
Dạng 4: Các chi phí uy tín quan hệ.
Một số chi phí thường được gọi là “vô hình nội tại”. Đây là những chi phí rất khó tính toán và thường không được cân nhắc trong quá trình dự thảo ngân sách hay trong quy hoạch chiến lược. Các chi phí này bao gồm các hoạt động tạo dựng quan hệ với cộng đồng, các chi phí xuất hiện một cách tự nguyện cho các hoạt động môi trường (ví dụ như trồng cây…) và các chi phí xuất hiện cho các chương trình tuyên truyền, nhận thức, các phần thưởng cho việc ngăn ngừa ô nhiễm. Đây là các chi phí được doanh nghiệp chi trả. Bao gồm các hạng mục chi phí khó xác định, bao gồm sự chấp nhận của người tiêu dùng, sự trung thành của khách hàng, tinh thần và thu nhập cao của công nhân, các quan hệ đoàn thể, hình ảnh của doanh nghiệp, các quan hệ cộng đồng và ước tính các chi phí tránh né được các khoản phạt, vốn…
Dạng 5: Chi phí xã hội (ngoại ứng).
Các chi phí mà doanh nghiệp không phải chi trả. Nhưng chi phí này do xã hội chi trả và bao gồm sự suy thoái của môi trường do sự lan truyền các chất ô nhiễm hiện vẫn tuân thủ các yêu cầu của pháp luật.
II.1.3. Vì sao phải hạch toán chi phí môi trường
Chi phí môi trường đang phải gánh chịu tác động của xã hội, kết quả hoạt động của một tổ chức hoặc một cá nhân đều có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Các tác động đó có thể được bày tỏ trong tiền tệ hoặc không phải là tiền tệ, chúng bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp, ngắn hạn hay dài hạn tùy vào hậu quả tài chính của doanh nghiệp. Các chi phí này thường không được theo dõi hoặc bị ẩn trong các tài khoản của hệ thống kế toán truyền thống nhưng chúng có thể là thành phần đáng kể của một doanh nghiệp có cơ cấu chi phí toàn diện. Việc bao gồm các chúng trong tài chính đã phân tích được các tác động của việc gửi tín hiệu sai cho các nhà quản lý tài chính thực hiện quá trình cải tiến sản phẩm, giá cả, nguồn ngân sách đầu tư và các quyết định thường ngày. Trong nền kinh tế mang tính toàn cầu như hiện nay, nơi mà lao động, nguyên vật liệu và chi phí vốn đầu tư cũng có nhiều khả năng hội tụ hơn và hậu quả quản lý môi trường có thể ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các công ty thì việc tăng áp lực để thu được các lợi ích về kinh tế cao hơn, nếu không có các hoạt động bảo vệ môi trường thì có thể để lại hậu quả cho cộng đồng doanh nghiệp. Chi phí và hoạt động bảo vệ môi trường xứng đáng được quan tâm trong hệ thống quản lý doanh nghiệp vì:
- Khi chi phí môi được phân tích một cách đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi qui mô hoạt động trong kinh doanh hoặc đầu tư vào các công nghệ “xanh” hay thiết kế lại quá trình sản xuất sản phẩm thì nhiều khoảng chi phí môi trường sẽ giảm đi đáng kể.
- Chi phí môi trường không mang tính bắt buộc mà tùy vào từng doanh nghiệp nó có thể được đưa vào tài khoản chi phí chung hoặc có thể bỏ qua.
- Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của chi phí môi trường, chi phí môi trường có thể được bù đắp từ các khoản thu nhờ việc bán các sản phẩm phụ, phế thải, bán các chứng chỉ phát thải, phần thưởng từ việc chống ô nhiễm hoặc qua việc cấp giấy phép cho công nghệ sạch.
- Công nghệ xử lý cuối đường ống chỉ là một biện pháp tạm thời, ngắn hạn, nếu hoạt động của doanh nghiệp kéo dài thì biện pháp này sẽ không còn hiệu lực và chi phí rất tốn kém.
- Quản lý tốt các chi phí môi trường có thể cải thiện môi trường làm việc, bảo vệ tốt hơn sức khỏe của người lao động góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh.
- Hiểu rõ chi phí và hoạt động bảo vệ môi trường có thể làm cho việc tính toán giá thành và giá bán sản phẩm được chính xác hơn, có thể giúp doanh
nghiệp thiết kế các dây chuyền sản xuất, sản phẩm và dịch vụ không gây ô nhiễm môi trường trong tương lai từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Hạch toán chi phí môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường có thể hỗ trợ các hoạt động phát triển của doanh nghiệp trong hệ thống quản lý môi trường chung. Những hệ thống như vậy rất cần thiết cho doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình thương mại quốc tế theo các tiêu chuẩn ISO 14000 của tổ chức Tiêu Chuẩn hóa Thế Giới.
Tóm lại, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh, nâng cao sự cạnh
tranh, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp thì chi phí môi trường là một trong các yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm và đưa vào hệ thống kế toán của mình.
II.2. Tổng chi phí môi trường
II.2.1. Khái quát chung về mô hình hạch toán chi phí môi trường
Năm 2002, Ban phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UNDSD) đã xuất bản cuốn sách “Các nguyên tắc và trình tự kế toán quản lý môi trường”, để khuyến khích các Chính Phủ và các ngành công nghiệp tán thành EMA. UNDSD công bố EMA nhằm tìm kiếm sự nhận thức chung về các khái niệm cơ bản của EMA, đồng thời đưa ra các nguyên tắc và trình tự để hướng dẫn những người có quan tâm trong quá trính áp dụng EMA [7]. Theo kế hoạch báo cáo EMA của UNDSD, thì chi phí môi trường được chia làm 4 loại chi phí và một loại doanh thu liên quan đến môi trường. Mục đích của việc xác định các chi phí môi trường và doanh thu là:
- Để nhận dạng các chi phí môi trường, chúng ta phải xem xét đến các tác động môi trường của tất cả các hoạt động sản xuất, sản phẩm, dịch vụ và bảo vệ môi trường gồm tất cả các vấn đề cụ thể.
- Các quy định trên được phản ánh trong biểu đồ hạch toán môi trường của công ty và các chi phí liên quan đến trang thiết bị, các chi phí khác liên quan đến bảo vệ môi trường và những thiệt hại về môi trường.
Khung hạch toán môi trường gồm:
Dạng thứ nhất: bao gồm các chi phí liên quan đến xử lý chất thải,
nước thải và khí thải. Chúng bao gồm tất cả các chi phí về xử lý và thanh toán nợ từ đó.
Dạng thứ hai: là các chi phí bao gồm các chi phí quản lý và giảm
thiểu ô nhiễm tại nguồn gồm có:
+ Các chi phí liên quan đến quản lý môi trường (tiền phải trả và các chi phí của các lĩnh vực trong việc bảo vệ môi trường), các chi phí liên quan đến hệ
thống quản lý môi trường – EMS, các dịch vụ mở rộng dưới EMS, ví dụ các dịch vụ chứng nhận, cấp giấy phép,…
+ Nghiên cứu và phát triển các dự án liên quan đến môi trường (như chi phí cho dự án công nghệ sạch hơn).
Điều chú ý chính trong chi phí dạng này là các chi phí dành cho việc ngăn ngừa chất thải, nước thải và khí thải (các loại phí thải này không được gộp chung trong bản tính chung của công ty). Chi phí này cũng bao gồm các chi phí tăng lên từ việc sử dụng các phụ liệu, các chất hoạt động và những công nghệ thân thiện với môi trường. Ngoài ra còn bao gồm các chi phí nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới.
Dạng thứ ba: là chi phí chi cho các vật liệu hao phí (chi trả cho vật
liệu tồn tại dưới dạng đầu ra phi sản phẩm). Vật liệu thải được định giá với giá trị mua của chúng và các chi phí thực.
Dạng thứ tư: là các chi phí bao gồm các chi phí cho việc sản xuất đầu
ra phi sản phẩm gồm các chi phí lao động, khấu hao máy móc và các chi phí tài chính.
Dạng thứ năm: là doanh thu môi trường bao gồm các tiền trợ cấp môi
trường, các phần thưởng hay các giải thưởng về môi trường, bán phế liệu hay các khoản đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Các chi phí và doanh thu môi trường cần phải được gắn với các yếu tố môi trường cụ thể:
- Bảo vệ môi trường không khí và biến đổi khí hậu
- - Quản lý nước thải
- - Quản lý chất thải rắn và độc hại
- - Bảo vệ và làm sạch đất, nước ngầm, nước bề mặt
- - Giảm bớt ô nhiễm tiếng ồn
- - Bảo tồn đa dạng sinh học và sinh thái
- - Ngăn ngừa bức xạ
- - Nghiên cứu và phát triển
- - Các hoạt động bảo vệ môi trường khác
Bổ sung vào 5 loại chi phí này, khung hạch toán quản lý môi trường bao gồm danh mục các chi phí cần kiểm tra hay các biện pháp tính toán thực hiện cho 8 loại môi trường:
1. Danh mục kiểm tra đối với không khí và khí hậu 2. Danh mục kiểm tra đối với nước thải
Ứng dụng hạch toán quản lý môi trường cho nhà máy sản xuất Ván Sợi Ép MDF An Khê - Gia Lai Phan Thị Linh - Lớp CNMTK49 – Quy Nhơn
3. Danh mục kiểm tra đối với chất thải rắn 4. Danh mục kiểm tra đối với đất và nước ngầm 5. Danh mục kiểm tra đối với tiếng ồn và độ rung 6. Danh mục kiểm tra đối với hệ sinh thái và cảnh quan 7. Danh mục kiểm tra đối với phóng xạ
8. Danh mục kiểm tra đối với các chi phí môi trường khác.
Bảng 2.4. Tổng quát về hệ thống chi phí môi trường [2].
Các thông tin chi tiết về các chi phí môi trường và doanh thu được thu thập, thể hiện cụ thể trong bảng “Doanh thu và chi phí môi trường” dùng để các định mô hình hạch toán chi môi trường.
II.2.2. Định nghĩa chi tiết các dạng chi phí môi trường và doanh thu
Loại môi trường
Các loại chi phí môi trường Không khí/khí hậu Xử lý nước thải Chất thải Đất/ nước ngầm Tiếng ồn/ độ rung Đa dạng sinh học/ cảnh quan Phóng xạ Các chi phí môi trường khác 1. Xử lý chất thải và chất phát tán. 2. Quản lý giảm thiểu và quản lí môi trường 3. Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải 4. Chi phí tái chế
∑ Chi phí môi trường tiêu tốn
5. Doanh
thu môi trường
4
Hình 2.4. Sự tập trung khác nhau vào chi phí môi trường [2]. 3 2 1 Sản phẩm Không sản phẩm đầu ra
1. ….Xử lý chất thải và sử dụng chi phí xử lý chất thải. 2. ….Phòng chống và quản lý môi trường.
3. ….Mua nguyên vật liệu, vốn, lao động trở thành phế liệu 4. ….Chi phí ngoài
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST) ĐHBKHN- Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551
Các thành phần môi trường
Các loại chi phí môi trường
Không khí/khí hậu Nước thải Chất thải Đất/ nước ngầm Tiếng ồn/độ rung Đa dạng sinh học/ cảnh quan Bức xạ Các vấn đề khác Tổng 1. Chi phí xử lý chất thải, nước thải và khí thải.