VÁN SỢI ÉP MDF AN KHÊ-GIA LAI
III.1. Giới thiệu tổng quan
III.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 18/2/1998 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định số 104/TTg phê duyệt dự án khả thi xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy ván sợi ép cường độ trung bình tại Gia Lai.
Khởi công xây dựng dự án vùng nguyên liệu và nhà máy ván sợi ép từ tháng 9/1999 đến tháng 6/2002 khánh thành và đi vào hoạt động 10/2002.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường và định hướng phát triển của nhà máy, trên cơ sở phát huy nội lực, những năm qua nhà máy đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà máy đặc biệt chú ý chiều sâu, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng để cải tiến mẫu mã, nhu cầu biến đổi của người tiêu dùng…sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm của nhà máy không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Thành công của nhà máy trong thời gian qua có phần đóng góp không nhỏ của các sáng kiến về cải tiến kỹ thuật của tập thể và các cá nhân công nhân viên trong công ty.
Với quan điểm coi con người là vốn quý của xã hội, là mục tiêu, điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua nhà máy luôn coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực nhằm đào tạo những cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ tay nghề cao và có đạo đức nghề nghiệp.
Với phương châm “rừng là vàng” nhà máy đã tích cực trồng nên những cánh rừng để phục vụ cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhà máy mà không gây hại đến rừng đầu nguồn.
Nhà máy hiện có tổng 204 công nhân viên. Tổ chức chia làm 3 ca/ngày và 7 ngày/tuần.
Hình 3.1. Phân xưởng sản xuất của nhà máy MDF An Khê-Gia Lai.
Hình 3.2. Khung viên nhà máy MDF An Khê-Gia Lai.
III.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy sản xuất ván sợi ép MDF An Khê-Gia Lai
a. Chức năng
Nhà máy ván sợi ép hoạt động sản xuất kinh doanh với chức năng tạo ra các sản phẩm về gỗ ép nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Bảo vệ rừng đầu nguồn, nhà máy trồng rừng nên đã tạo ra được chức năng chống xói mòn đất tự nhiên, chống lũ lụt, hạn hán, điều hòa khí hậu…tại những khu vực rừng được trồng.
Khai thác và sử dụng hiệu quả các thế mạnh của địa phương đặc biệt là nguồn lao động, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
Tạo ra sản phẩm gỗ nhân tạo thay thế sản phẩm gỗ tự nhiên, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thực hiện mục tiêu giảm khai thác và tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên.
Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc miền núi, góp phần thực hiện định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội miền núi, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm giảm khoảng cách tụt hậu, phát triển kinh tế cân đối và bền vững.
b. Nhiệm vụ
Cung cấp sản phẩm gỗ ván sợi ép cho xã hội. Nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng của nhà máy để tổ chức xây dựng thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả, tổ chức tiêu thụ sản phẩm với nhiều chủng loại có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Tổ chức nghiên cứu, mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm không chỉ trong nước mà còn có mặt ở nước ngoài. Đồng thời chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả công bằng xã hội.
Quản lý các kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra, tăng tích lũy để tái đầu tư mở rộng.
Thực hiện pháp luật hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo đúng quy định quản lý tổ chức.
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động góp phần điều phối thu nhập giữa các cá nhân, đơn vị sao cho sử dụng tốt vốn kinh doanh đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi có hiệu quả.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.
Chăm lo đời sống cán bộ công nhân của nhà máy, từng bước ổn định và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động.
Bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự trong nhà máy, bảo đảm an ninh chính trị và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
III.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của nhà máy sản xuất ván sợi ép MDF An Khê-Gia Lai
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tất yếu phải có những thuận lợi và khó khăn. Vấn đề là đã khai thác, tận dụng những lợi thế đó như thế nào và khắc phục những khó khăn, vướng mắc đó ra sao là điều rất quan trọng trong sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình, nhà máy đã có những thuận lợi cũng như gặp những khó khăn như sau:
a. Thuận lợi
Thuận lợi cơ bản mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển và lớn mạnh của nhà máy là việc thay đổi và mở rộng cơ chế quản lý nền kinh tế thông thoáng theo hướng thị trường mở cửa của Nhà nước đã giúp cho nhà máy mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, chủ động trong việc nâng cao năng suất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ…
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai và Ủy Ban Nhân Dân thị xã An Khê, các ban ngành địa phương và Trung Ương đóng trên địa bàn đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của nhà máy.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên có lòng yêu nghề, hăng say sản xuất, có trình độ tay nghề cao, không ngừng sáng tạo và học hỏi kinh nghiệm, làm chủ hoàn toàn các khâu trong dây chuyền sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ chặt chẽ giữa các phòng ban đã góp phần làm giảm khối lượng công việc, bộ máy tổ chức khoa học, hợp lý.
Sản phẩm của nhà máy được người tiêu dùng ưa chuộng, bước đầu đã có thể xâm nhập vào thị trường nước ngoài, mở ra một hình ảnh mới, một tương lai mới cho nhà máy.
Nhà máy còn tạo ra được nguồn nguyên liệu sẵn có do trong nhà máy có tổ chức trồng rừng để đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn có để phục vụ sản xuất.
Ngoài ra, với sự ổn định của nền kinh tế quốc dân và sự tăng trưởng, phát triển ngày càng cao của đất nước mà mức sống của người dân đã được cải thiện và nâng cao. Đây là động lực thức đẩy nhà máy mở rộng quy mô, nâng cao năng suất để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
b. Khó khăn
Gia Lai là tỉnh thuộc miền núi Tây Nguyên nơi mà nền kinh kế còn kém phát triển, đồng bào dân tộc còn chiếm đa số, tốc độ phát triển chưa cao nên cơ sở hạ tầng như: Đường xá, cầu cống…còn chưa phát triển một cách đồng bộ gây ảnh
hưởng đến việc vận chuyển, gia tăng các khoảng chi phí vận tải, chuyên chở hàng hóa…
Do nhu cầu thị trường hiện nay rất nhiều nhãn hiệu ván ép nổi tiếng có tiềm lực về tài chính, có thương hiệu lâu năm hay có sự liên doanh, liên kết với nước ngoài…đa dạng về chủng loại, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng…đang cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của nhà máy, làm gia tăng sức ép và gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhà máy.
Nguyên vật liệu của nhà máy có một phần nhập từ nơi khác, một phần tự cấp. Tuy nhiên do nguyên liệu được trồng trong rừng xa khu dân cư, xa đường quốc lộ nên rất khó khăn cho việc vận chuyển, thời gian vận chuyển lâu, giá cả cao hơn… làm tăng chi phí sản xuất, từ đó giá thành tăng, dẫn đến giảm lượng tiêu thụ và lợi nhuận giảm. Do đó, gây khó khăn trong quá trình tái sản xuất mở rộng, vòng quay của đồng vốn không cao.
Người dân còn nghèo nên việc tiêu thụ những sản phẩm này còn mang tính chất xa xỉ, nhà máy nằm ở vùng rừng núi cao nên việc thông thương với các vùng khác còn nhiều khó khăn.
c. Mục tiêu, định hướng hoạt động trong thời gian tới
Nước ta đã gia nhập WTO nên thị trường ngày càng mở rộng, vì thế ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Do đó, nhà máy đã đề ra các phương hướng hoạt động cụ thể sau:
Đối với sản xuất: nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhà máy đã đề ra mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng các dây chuyền công nghệ sản xuất mới, thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện và đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, trình độ của công nhân viên trong nhà máy.
Đối với sản phẩm: mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, cung cấp đầy đủ các sản phẩm cho yêu cầu của khách hàng, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối bằng cách gia tăng các đại lý phân phối của nhà máy; quan tâm chăm sóc khách hàng tiềm năng là những đại lý tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm của nhà máy, đồng thời chủ động tìm nguồn khách hàng mới nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ. Đặc biệt tiếp tục duy trì thế mạnh việc cung cấp ván làm trần và sàn nhà, đưa nhà máy trở thành nhà độc quyền cho các tỉnh duyên hải miền Trung, dần dần mở rộng ra thị trường phía Bắc và Nam.
III.1.4. Đặc điểm quản lý tổ chức của nhà máy [9]
a. Cơ cấu tổ chức quản lý
Mục đích chính của việc tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý là làm như thế nào bộ máy hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Sự sắp xếp này phải tận dụng hết năng lực của các phòng ban và từng cá nhân làm việc trong bộ máy đó, tránh sự chồng chéo, sự trùng hợp lẫn nhau trong công việc và nhiệm vụ. Sự sắp xếp hợp lý đó sẽ là cơ sở, là tiền đề cho quá trình phát triển sản xuất, chất lượng công tác cũng như hiệu quả kinh tế được nâng cao hơn…
Vì vậy, việc tổ chức cơ cấu quản lý sao cho khoa học, hợp lý là yêu cầu rất quan trọng trong việc góp phần thức đẩy sản xuất, kinh doanh diễn ra thuận lợi, nhanh chóng; đồng thời qua đó thấy được bộ mặt của một doanh nghiệp. Mô hình tổ chức của nhà máy MDF An Khê-Gia Lai được biểu hiện qua sơ đồ hình 3.3.
b. Nhiệm vụ của từng phòng ban
Giám đốc: là người đứng đầu Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kết quả lỗ lãi, đời sống của cán bộ công nhân viên, giám đốc đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về tài chính của Công ty và thực hiện đầy đủ mọi chế độ với nhà nước.
Phó giám đốc: là người có trách nhiệm phụ trách công tác cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh và liên lạc với khách hàng để lên kế hoạch ký kết hợp đồng, đồng thời có trách nhiệm báo cáo thông tin về tình hình máy móc, thiết bị, tình hình cung ứng vật tư cho giám đốc
Phòng kỹ thuật KTCN: lập quy trình công nghệ chế biến, kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng khâu thu mua nguyên vật liệu cho đến khâu thành phẩm xuất ra khỏi kho bảo quản, kiểm tra chấp hành trong sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Phòng kế toán tài chính: thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp, hạch toán tiền lương, tính giá thành sản phẩm đồng thời kiểm tra theo dõi tình hình thu chi tài chính của công ty, tình hình chấp hành tài sản cố định trong Công ty, quản lý tiền mặt, thu chi khi có giấy tờ hợp lệ.
Phòng tổ chức hành chính: quản lý và tổ chức lao động tiền lương, lưu trữ hồ sơ tài liệu và theo dõi các văn bản có liên quan đến công ty và người lao động, đồng thời tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, giúp giám đốc bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Phân xưởng cơ điện: tổ chức và kiểm tra việc thực hiện về gia công, lắp đặt, sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị và các loại xe cơ giới trong toàn nhà máy, đảm bảo cho các máy móc thiết bị và phương tiện giao thông vận tải hoạt động thường xuyên, liên tục.
Bố trí lao động hợp lý, tổ chức công việc và thực hiện việc huấn luyện công nhân viên trong ban theo sự phân công. Theo dõi kiểm tra thực hiện các thủ tục hướng dẫn công việc trong công tác sữa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, các nội quy, quy định của nhà máy, công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, môi trường làm việc và phòng chống cháy nổ trong ban.
Tham gia nghiệm thu các thiết bị mới, tổ chức kiểm soát các thiết bị kiểm tra, đo lường thuộc phạm vi nhãn hiệu chuẩn.
Triển khai thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa theo yêu cầu.
Phân xưởng MDF: tổ chức sản xuất ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của nhà máy về chất lượng, số lượng và thời gian quy đinh.
Quản lý định mức kinh tế-kỹ thuật và định mức tiêu hao nguyên vật liệu; quản lý máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất.
Theo dõi các sự cố kỹ thuật, điều tra nguyên nhân, tổ chức thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa trong sản xuất.
Sắp xếp lao động hợp lý, bố trí và điều động công nhân viên trong phân xưởng để đảm bảo hoàn thành công việc; thực hiện việc huấn luyện công nhân viên trong phân xưởng theo công việc.
Thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sản xuất, các nội quy, quy định của nhà máy, công tác an toàn, vệ sinh lao động, vệ sinh thực phẩm, bảo hộ lao động, môi trường làm việc và phòng cháy chữa cháy.
Phân xưởng băm dăm: thực hiện chức năng xử lý nguyên liệu thô thành dăm để phục vụ cho việc sản xuất.
Phân xưởng chà nhám: sản phẩm sau khi hoàn thành thì qua công đoạn chà nhám để đánh bóng sản phẩm.
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức của nhà máy MDF An Khê-Gia Lai [9].
III.2. Khái quát về sơ đồ công nghệ sản xuất ván sợi ép của nhà máy MDF An Khê-Gia Lai [9]
III.2.1. Tính chất của ván sợi ép MDF
Ván MDF được sử dụng tương tự như gỗ tự nhiên trong ngành sản xuất đồ mộc hoặc trang trí nội thất hoặc thay đổi loại keo và phụ gia để sử dụng ngoài trời hay trong xây dựng. Ván có thể được gia công khoan, tiện, tạo hình, làm mộng, sơn
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Trưởng phòng kế toán tài chính Trưởng phòng tổ chức hành chính
Cử nhân thanh tra lao động & quản
lý hồ sơ ĐBCL Văn thư + tạp vụ + lái xe con Bảo vệ Phó phòng KTCN Kĩ sư hóa Kĩ sư chuyên ngành Trưởng phòng KTCN
Phân xưởng băm
dăm Phân xưởng MDF 1,2,3
Phân xưởng
chà nhám Phân xưởng cơ điện Trưởng phòng kế
hoạch thị trường
Cử nhân theo dõi nguyên liệu
Phó phòng KHTT
Cử nhân theo dõi mua hàng
Củ nhân theo dõi bán hàng
trực tiếp lên bề mặt hoặc phủ giấy tổng hợp hay ván lạng để sản xuất bàn ghế, giường, tủ, khung cửa, cánh cửa, đồ dùng văn phòng, nhà bếp, buồng tắm, dùng để