Hệ thống xử lý nước thả

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI Công ty TNHH sản xuất và thương mại TÂN QUANG MINH (Trang 103 - 107)

II.1. Quy trình xử lý

II.2. Thuyết minh quy trình

Nước thải sẽ được lọc sơ bộ bằng cách bố trí các song chắn rác tại ống cống để cản các vật có kích thước lớn như: bao nilong, hôp, bìa cactong, đá… Sau đó nước thả sẽ được bơm lên bể 1 là bể xử lý sơ bộ và trung hòa với áp lực lớn. Song song với đường dẫn nước thải là đường dãn dung dịch NaOH 0,25% vào bể để trung hòa. Hai đường này hoạt động đồng thời khi ngưng nước thải thì dung dịch NaOH cũng ngưng cung cấp. Tại đây có bố trí các đường ống sục khí nước được khuấy trộn giúp phản ứng trung hòa được diễn ra một cách triệt để, đồng thời đẩy các tạp chất khô lên trên bề mặt, các tạp chất này sẽ được vớt ra ngoài bằng vợt lưới để tránh nghẹt đường ống. Ở bể này có bố trí một phao ở vị trí cố định, khi nước dâng lên tới phao thì bơm sẽ bơm nước từ bể này sang bể 2 là bể khử màu và khử mùi bằng bùn vi sinh.

Nước thải Nước đã xử lý Trùng hòa Khử màu, mùi Lắng Loại tạp chất NaOH Bùn vi sinh

Tại bể 2 có chứa bùn vi sinh đồng thời bố trí nhiều đường ống sục không khí vào nước để nuôi bùn. Lượng bùn vi sinh khoảng 400ml bùn/l nước. Khi thấy bùn kết lắng có màu vàng là khử tốt. Khi mực nước đủ sẽ tự chảy tràn vào các đường ống dẫn qua bể (3) là bể lắng. các đường ống này cách đáy của bể (3) khoảng 1,5m để tạo dòng nước vào nhẹ nhàng tránh bị khuấy động gây ảnh hưởng đến quá trình lắng.

Bể lắng có dạng côn, dưới đáy có hai lỗ hình chóp nón đường kính 50cm để

chúa bùn lắng. Trên mỗi lỗ có bố trí cách gạt để gom bùn vào lỗ, vận tốc của cánh gạt rất chậm: 1 vòng/10phút để tạo trạng thái tĩnh cho các thành phần lơ lửng có thể lắng được. Bùn ở hai lỗ sẽ được bơm trở về bể (2).

Nước ở bể (3) đã được xử lý có pH=7- 8 ( đo bằng giấy quỳ), nước có màu xanh lá cây. Tại bể (3) có bố trí 1 ống kín hai đầu, trên ống có đục nhiều lỗ để khi mực nước dâng lên sẽ chảy tràn vào các lỗ này và đi ra ngoài. Mục đích là để tránh khuấy động nước, đồng thời giữ lại một ít bùn chắn rác nếu còn sót lại.

Vận hành:

Trên tủ điều khiển :

- Mở bơm nước thải từ hầm chứa lên bể (1): để bơm chế độ tự hoạt động theo phao. - Mở bơm nước thải từ bể (1) qua bể (2) tiếp xúc: để bơm chế độ tự hoạt động theo

phao.

- Mở máy thổi khí, sục khí vào bể (2): mở máy liên tục chỉ cho máy nghỉ khoảng 3 giờ để bảo quản máy.

- Mở bơm định lượng NaOH tự động theo bơm Trạm xử lý thực hiện các thao tác:

+ Điều chỉnh các van khí đều vào bể (2). + Dùng vợt lưới vớt các tạp chất nổi lên trên. + Mở van sục khí vào bể (3).

Kiểm tra bùn hoạt tính: hằng ngày kiểm tra bùn hoạt tính bằng cách lấy becher 1000ml múc đầy bùn hoạt tính trong bể (2), sau đó để lắng trong khoảng mười phút. Quan sát bùn trong becher ở khoảng 200ml là bùn hoạt tính tốt.

- Nếu bùn ở dưới vạch 200ml cần bổ sung bùn.

Bảo trì máy móc thiết bị :

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các máy móc thiết bị, nếu phát hiện hư hỏng phải sửa chữa ngay.

+ Định kì 3 tháng thay dầu mỡ cho bơm lượng hóa chất. + Định kì 2 tháng thay dầu mỡ cho máy thổi khí.

+ Thường xuyên kiểm tra các đường dây điện để phát hiện hư hỏng, rò rỉ điện, nếu phát hiện hư hỏng phải sửa chữa ngay.

+ Luôn vệ sinh sạch xung quanh trạm xử lý.

II.3. Sự cố và cách khắc phục

- Rác làm nghẹt đường ống ta phải thông ống bằng cách dùng bơm có công suất lớn để bơm nước vào đường ống đẩy rác ra ngoài.

- Ống dẫn bị nứt vỡ do áp lực lớn, do thời tiết ta phải thay đổi đường ống.

- Lượng không khí sục vào bể thiếu do đường ống dẫn bị xì làm quá trình tăng sinh khối của khối bùn chậm, hiệu quả hoạt động của bùn kém ta phải hàn lại đường ống hoặc thay đường ống mới.

- Mở van hồi bùn lớn, bùn sẽ không được hồi lưu về (2) mà phóng vọt lên cao ra ngoài do lực hút lownsthif phải mở van từ từ.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải: 3 3 1 2 4 6 7 8 8 9 10 9 Bể 1 Bể 2 Bể 3 55

Ghi chú:

1. Đường dẫn nước thải.

2. Đường dẫn dung dịch NaOH 0,25%. 3. Đường dẫn nước từ bể (1) sang bể (2). 4. Đường hồi bùn.

5. Nước từ bể (3) chảy tràn vào ống ra ngoài.

6. Đường nước từ bể (2) chảy tràn vào đường ống qua bể (3).

7. Đường dẫn không khí. 8. Lỗ chứa bùn lắng. 9. Cánh gạt bùn.

10. Ống sục khí vào nước.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI Công ty TNHH sản xuất và thương mại TÂN QUANG MINH (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w