1. Vệ sinh thiết bị.
1.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình tẩy rửa và khử trùng
+ Khử trùng: Là quá trình tiêu diệt vi sinh vật: Vi khuẩn, nấm mốc, bào tử còn lại trong quá trình sản xuất.
- Mục đích của quá trình tẩy rửa và khử trùng:
+ Làm sạch bề mặt tthiees bị nhà xưởng. + Loại trừ vi sinh vật nhiểm tạp.
+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Đảm bảo cho sức khoẻ người tiêu dùng. - Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình: + Chất lượng nước
+ Bề mặt tẩy rửa. + Nhiệt độ tẩy rửa + Thời gian tẩy rửa + Nồng độ chất tẩy rửa.
1.2. Vệ sinh thiết bị trong xử lý nước:
STT Tên hoá chất Công dụng Ưu điểm
1 Cồn Tẩy rửa, sát trùng. Hiệu quả rửa tốt
2 H2O2 Ngâm tẩy rửa ống lọc tinh
Sát trùng hộp
Rẻ có khả năng sát trùng cao
3 Cloramin B Sát trùng các bao bì nhựa bền dễ sử dụng
4 NaOH Tái chế Anion
vệ sinh thiết bị bảo hoà CO2
Vệ sinh máy
5 HCl Tái chế cation
+ Lọc sơ bộ: Sau 3 tháng vệ sinh 1 lần bằng cách: Thay lớp cát mới, than và đá tái chế sử dụng lại.
+ Bồn chứa: mỗi tuần vệ sinh 1 lần bằng cách rửa bằng nước sạch, rửa cloramin B, rồi rửa lại bằng nước sạch.
+ Lọc thô: Vệ sinh mỗi ngày sau ca sản xuất.
• Lấy cột lọc ra khỏi bồn
• Tháo dây thun, vải quấn và lớp bông gòn.
• Dùng vòi nước có áp suất cao để rửa sạch dây thun, vải, bông gòn.
• Để ráo
• Trục inox cũng được rửa sạch bằng vòi nước trên.
• Vệ sinh xong tiến hành quấn lại cây cột lọc. + Lọc tinh: Vệ sinh sau mỗi ca làm việc:
• Lấy cột lọc ra khỏi thiết bị lọc.
• Ngâm cây lọc trong H2O2 5-6 %, trong 7-8 giờ.
• Sau đó dùng vòi nước sạch. + Trao đổi ion:
• 1 tuần tái sinh hạt nhựa 1 lần.
• Đối với cột cation: Sử dụng dung dịch HCl 1-1,5 % ( 30 lít + 170 lít nước).
• Đối với cột anion: Sử dụng dung dịch NaOH 1-1,5 % ( 7kg + 300 lít nước)
• Tiến hành xả ngược dung dịch HCl, NaOH vào 2 cột cation và anion.
• Rồi xả ngược bằng nước.
• Sau đó xả thuận bằng nước 1 lần nữa
+ Lọc than hoạt tính: 2- 3 lần/ tuần.Than được lấy ra phơi ráo nước rồi đem rang thật khô.
+ Ống lọc vi sinh: Mỗi ngày vệ sinh 1 lần bằng cách ngâm trong dung dịch H2O2
trong thời gian 1 ngày. Các đường ống phải được ngâm định kì bằng H2O2 cuối mỗi tuần.
1.3. Vệ sinh thiết bị chiết rót nước tinh khiết:
Cuối ca làm việc vệ sinh bằng nước tinh khiết. Cuối tuần, ngâm bồn chứa nước tinh khiết và rửa máy chiết rót bằng H2O2 trong 24 h.
1.4. Vệ sinh Thiết bị lên men: Sau mỗi ca sản xuất nồi lên men được rửa bằng nước nóng 80 0C. nóng 80 0C.
1.5. Vệ sinh thiết bị thanh trùng:
Vệ sinh bằng nước nóng 80 0C.
Nếu để lâu không nấu thì dùng H2O2 35% ngâm trong thời gian 6- 12 h. Sau đó rửa lại bằng nước đã xử lý, cuối cùng rửa lại bằng nước nóng.
1.6. Vệ sinh máy đồng hoá: Dùng nước nóng 80 0C Dùng nước nóng 80 0C
Vệ sinh máy chiết rót:
Thùng chứa được vệ sinh bằng nước nóng 80 0C.
Hệ thống thiết bị bên ngoài được vệ sinh bằng nước đã xử lý
1.8. Vệ sinh thiết bị làm sạch CO2:
Bồn chứa bột trợ lọc và thuốc tím: 1 ngày /lần vào cuối ngày. Vệ sinh bằng nước sinh hoạt. Đầu tiên xả đáy các dung dịch trong bồn, đóng lại rồi bơm nước sinh hoạt vào đầy bồn rồi xả đáy đến khi sạch.
Bồn chứa than hoạt tính: 2-3 ngày/ lần. Sau 1 thời gian làm việc khả năng hấp phụ mùi của than hoạt tính giảm do đó cần phục hồi khả năng hấp phụ mùi của than bằng cách lấy
than ra khỏi bồn và ngâm than trong nước khoảng 24h, sau đó phơi nắng cho ráo nước rồi đem đi rang thật khô bằng trống rang.
1.9. Vệ sinh máy bảo hoà CO2:
Vệ sinh định kỳ: 1 tuần / lần. qua 4 lần:
• Lần 1: 1000 lít nước nóng 80 0C pha với 2,5 kg NaOH.
• Lần 2: rửa bằng nước nóng 80 0C.
• Lần 3: rửa bằng nước nóng 80 0C.
• Lần 4 : rửa bằng nước lạnh.
Bên ngoài thiết bị cọ rửa bằng xà phòng rồi rửa lại bằng nước sinh hoat.
• Máy hấp:
• Máy hấp sẽ được vệ sinh mỗi tuần 1 lần.
• Băng tải vệ sinh bằng nước đã x ử lý sau 1 ca làm việc
PHẦN IV: TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC