Chỉ tiêu đánh giá chất lượng truyền dẫn

Một phần của tài liệu Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng (Trang 74 - 77)

4. CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN

4.3.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng truyền dẫn

Có hai chỉ tiêu để đánh giá chất lượng truyền dẫn: một bằng độ rõ của âm thanh và hai là bằng âm lượng của âm thanh.

(1). Đánh giá chất lượng truyền dẫn bằng độ rõ của âm thanh.

Đối với việc đánh giá chất lượng truyền dẫn, đương lượng tham khảo độ rõ (AEN) sử dụng độ rõ của âm thanh như là đơn vị đo. AEN được đo với một mạch đo (chỉ ra trong hình 2.17.a) sử dụng hệ thống tham khảo để xác định AEN (SRAEN). Đầu tiên, độ rõ âm thanh được đo thay đổi độ suy giảm của bộ suy giảm (ATT) trên SRAEN để nhận được đường cong độ rõ âm thanh (1) trong hình 2.17.b. Sau đó SRAEN được lặp lại với hệ thống được đo, và độ rõ âm thanh được đo để thu được đường cong (2). Từ các đường cong này, giá trị ATT của SRAEN (A2) và giá trị ATT của hệ thống được đo (A1) để thu được độ rõ của âm thanh là 80%. Sau đó AEN của hệ thống được đo thu được chính là sự khác nhau giữa chúng (A2-A1).

Hệ thống tham khảo (SRAEN) Hệ thống được đo Người nói Người nghe ATT(1) ATT(1)

Hình 2.17.a. Đo AEN

Độ rõ của âm thanh 80 ANE A1-A2 (1) (2) A1 A2

Hình 2.17.b. Đường cong độ rõ âm thanh

Đo AEN phức tạp nhưng nó có thể đưa ra đánh giá toàn bộ về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng truyền dẫn. Bởi vì AEN đánh giá các nhân tố làm xấu chất lượng truyền dẫn, bao gồm âm lượng âm thanh, méo do suy giảm và tạp âm trong nghĩa suy giảm.

(2). Đánh giá chất lượng truyền dẫn bằng âm lượng âm thanh.

Sự tiến bộ của các thiết bị thông tin đã giảm các nhân tố làm xấu chất lượng truyền dẫn.Trong hệ thống chất lượng ngày nay, chất lượng truyền dẫn chủ yếu phụ thuộc vào âm lượng âm thanh. Sơ lược về đánh giá dựa trên âm lượng âm thanh được mô tả dưới đây.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng truyền dẫn dựa trên âm lượng âm thanh bao gồm đương lượng tham khảo (RE), đương lượng tham khảo chính xác (CRE), công suất âm lượng (LR). Thông thường, RE được sử dụng như đơn

vị đo âm lượng âm thanh. Ngày nay, ITU-T khuyến nghị sử dụng CRE và LR mà chúng tốt hơn trong tái hiện và chính xác (G.111 và G.121).

(a). Đương lượng tham khảo (RE).

RE là một chỉ tiêu cho đánh giá chất lượng truyền dẫn, dựa trên âm lượng âm thanh. Để đo RE, người nói sử dụng âm lượng như nhau trong khi thay thế hệ thống tham khảo (NOSFER) và hệ thống được đo. Người nhận điều chỉnh ATT của hệ thống tham khảo vì thế tiếng nói từ hai hệ thống được nghe cùng âm lượng như nhau (hình 2.18). ATT được điều chỉnh chính là RE của hệ thống được đo.

Hệ thống tham khảo (NOSFER) Hệ thống được đo Người nói * (Băng rộng) ATT Người nghe * : Điểm đo RE

Người nói, nói tại điểm đo RE. Người nghe điều chỉnh ATT của NOSFER vì thế NOSFER và hệ thống được đo có được sự cân bằng âm lượngthích hợp.

Hình 2.18. Đo RE

(b). Công suất âm lượng (LR).

LR đưa ra một hệ thống tham khảo trung gian (IRS), cũng như NOSFER

có băng truyền dẫn giống của hệ thống điên thoại sơ khai. Đầu tiên, người nghe điều chỉnh độ suy giảm (X2) của IRS vì thế âm lượng của nó giống với NOSFER. Người nghe sau đó điều chỉnh độ suy giảm của hệ thống được đo

(X1) vì thế âm lượng giống với của NOSFER. Sự khác nhau giữa X2 và X1 là công suất âm lượng.

Hệ thống tham khảo (NOSFER) 25dB

Hệ thống tham khảo quốc tế (IRS)X1 dB Người nói * ATT Người nghe (Băng hẹp) Hệ thống được đo X2 dB *: Điểm đo LR

Người nói, nói tại điểm đo LR. Với độ suy giảm NOSFER cố định, người nghe điều chỉnh IRS vì thế nó cân bằng với NOSFER, sau đó điều chỉnh hệ thống được đo do đó nó cân bằng với NOSFER.

Hình 2.19. Đo LR

Một phần của tài liệu Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w