Hệ thống truyền tín hiệu liên đài

Một phần của tài liệu Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng (Trang 52 - 54)

3. KẾ HOẠCH BÁO HIỆU

3.3. Hệ thống truyền tín hiệu liên đài

Nhìn chung, một cuộc kết nối từ bên chủ tới bên bị gọi thông qua một số tổng đài. Do đó, cần phải chuyển tín hiệu địa chỉ tới tổng đài chuyển tiếp để thực hiện kết nối. Tín hiệu địa chỉ được truyền theo 2 kiểu khác nhau giống như hình 2.6 kiểu báo hiệu từng chặng Link by Link (LxL) và báo hiệu kiểu xuyên suốt End to End (E- E). Trong kiểu LxL, tín hiệu đường truyền liên tục từng chặng giữa các chặng đường liên tiếp. Trong kiểu E-E, tín hiệu truyền xuyên suốt từ chuyển mạch phát tới tổng đài chuyển tiếp, và tới mạch thu (đầu cuối). Đặc điểm của 2 kiểu mạch truyền tín hiệu được thể hiện trong hình 2.6.

Tổng đài chủ gọi Tổng đài chuyển tiếp Tổng đài kết cuối Bộ gọi Bộ ghi/phát Ghi/phát Bộ ghi “ABC – XXXX” Bộ bị gọi “ABC – XXXX” “C – XXXX” “ABC – XXX”

(a) Kiểu Link by link Bộ gọi

“AB”

Tổng đài chủ gọi Tổng đài chuyển tiếp Tổng đài kết cuối Bộ bị gọi “C-XXXX” Bộ ghi/phát Ghi/phát Bộ ghi

Hình 2.6. Kiểu chuyển đổi báo hiệu liên đài (b) Ki u End to Endể

Bảng 2.4. Đặc điểm báo hiệu kiểu LxL và báo hiệu kiểu E-E

Kiểu LxL Kiểu E-E

- Tính mền dẻo để thích nghi với thay đổi của hệ thống báo hiệu.

Chỉ cần thay đổi đối với những tổng đài bị ảnh hưởng.

Phải thay đổi trên toàn mạng lưới.

- Thời gian cần thiết để hoàn thành kết nối.

Do việc lưu thông tin các con số và các thao tác truyền dẫn được lặp lại các tổng đài chuyển tiếp nên khi có một số lượng lớn giữa các tổng đài chủ gọi và kết cuối thì cần thời gian chờ lâu hơn.

Nhìn chung, chỉ cần ít thời gian hơn kiểu LxL do việc lưu trữ dữ liệu và thao tác truyền dẫn không diễn ra tại các tổng đài chuyển tiếp.

- Bộ phát của tổng đài. Do chỉ cần truyền một tín hiệu địa chỉ tới tổng đài kế tiếp nên bộ phát có cấu trúc đơn giản và thời gian chờ nhanh hơn.

Bởi vì tín hiệu địa chỉ được truyền từ tổng đài chủ gọi trên cơ sở tập trung, bộ phát có cấu trúc phức tạp nên thời gian chờ lâu hơn.

- Bộ ghi/ bộ phát của tổng đài kế tiếp. Cần cả hai chức năng ghi và phát. Không cần chức năng bộ phát.

- Tính linh hoạt trong đinh tuyến.

Định tuyến thay thế có thể cần trong tổng đài chuyển tiếp cơ sở.

Định tuyến có thể có hiệu lực lại đối với tổng đài chủ gọi.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w