Tính cước đàm thoại trong mạng thoại công cộng

Một phần của tài liệu Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng (Trang 36 - 37)

2. KẾ HOẠCH TÍNH CƯỚC

2.2.2. Tính cước đàm thoại trong mạng thoại công cộng

Trong hệ thống giá theo đo lường, tính cước thường được thực hiện theo thời gian gọi theo từng khoảng cách. Do đó, cước cuộc gọi theo phương pháp đo khoảng cách có thể được thực hiện bằng công thức sau:

a: Tỉ lệ cuộc gọi. T: Chu kì tính cước.

Lượng thông tin (bits)= tốc độ truyền (bits/giây) × Thời gian truyền (giây)

Một trong hai phương pháp tính sau đây là ổn định nếu ‘a’ hoặc ‘T’ thay đổi theo khoảng cách.

a. Tính cước theo chu kỳ cố định.

Trong phương pháp này, đơn vị thời gian ‘T’ là cố định trước tại một giá trị nào đó, còn tỉ lệ cuộc gọi ‘a’ sẽ thay đổi theo khoảng cách. Đối với cách cuộc gọi khai thác bằng nhân công, phương pháp tính cước theo chu kì cố định được sử dụng rộng rãi bởi vì thiết bị tính cước đơn giản (gồm có đồng hồ) và dễ tính toán. Các phương pháp chia theo đơn vị thời gian chung là 3 phút cộng với 1 phút hệ thống (ở đây 3 phút đã cho trước như thời gian bắt đầu cuộc gọi và 1 phút khi vượt quá 3 phút) và 3 phút cộng với 3 phút hệ thống.

Tại tổng đài không được điều khiển chương trình nhớ như tổng đài XB, tỷ lệ cuộc gọi ‘a’ được thay đổi do thay đổi số lượng xung đo được theo loại khoảng cách. Khi số loại khoảng cách tăng lên, thiết bị tính cước trở nên phức tạp hơn.

b. Tính cước đo xung theo chu kỳ.

Trong phương pháp này, tỷ lệ cuộc gọi ‘a’ cho trước cố định tại một giá trị và thời gian ‘T’ trong cuộc gọi mà có thể được thực hiện tại ‘a’, thay đổi theo khoảng cách. Trong trường hợp này, dù là số loại khoảng cách tăng lên, việc tính cước có thể được thực hiện bởi chỉ thay đổi chu kỳ của xung đo. Do đó, thiết bị tính cước không phức tạp, thậm chí ngay cả trong các tổng đài không phải là tổng đài SPC.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tổ chức, kỹ thuật trong mạng điện thoại công cộng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w