Khẳng định rõ mục tiêu của luật phá sản Việt Nam là phục hồi hoạt động của

Một phần của tài liệu PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN THEO LUẬT CỦA PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM (Trang 73)

3. Đề xuất các giải pháp trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm từ Pháp

3.1. Khẳng định rõ mục tiêu của luật phá sản Việt Nam là phục hồi hoạt động của

động của doanh nghiệp

Bài học đầu tiên rút ra từ kinh nghiệp của Pháp là cần khẳng định rõ mục tiêu của luật phá sản là phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu lịch sử luật phá sản của Pháp cho thấy, bản thân pháp luật của Pháp đã từng có quan điểm rất bảo thủ khi ban hành luật phá sản thời kỳ trước đây, theo đó, mục tiêu của luật phá sản thời kỳ này là bảo vệ chủ nợ và trừng phạt con nợ. Cùng với năm tháng, tư duy này đã thay đổi và trong vòng 20 năm trở lại đây, Pháp đã xác định rõ mục tiêu của luật phá sản ngày nay của Pháp là phục hồi và tái tạo doanh nghiệp. Những vụ phá sản trở nên ít hơn nhờ hàng loạt các quy định mới về thủ tục cứu doanh nghiệp, về bảo hộ doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán… Đây chính là kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo.

Nếu như Luật phá sản đầu tiên của Việt Nam không quy định về phục hồi doanh nghiệp thì Luật Phá sản năm 2004 tiến bộ hơn khi đưa vào 10 điều khoản cụ thể về thủ tục phục hồi. Tuy nhiên, nghiên cứu 10 điều khoản này có thể thấy chúng vẫn chỉ là những thủ tục pháp lý đơn lẻ, chưa phải là mục tiêu chính mà Luật Phá sản năm 2004 hướng tới. Vì vậy, đề tài cho rằng, các nhà làm luật của Việt Nam phải đổi mới tư duy, phải thay đổi cách tiếp cận khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện luật phá sản Việt Nam. Phải coi việc phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm tái tạo doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng nhất của luật phá sản. Chỉ có như vậy, luật phá sản hiện hành của Việt Nam mới không tiếp tục “phá sản”.

3.2. Các giải pháp sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật Phá sản năm 2004 về phục hồi doanh nghiệp

Bài học thứ hai từ Pháp là cần tiếp tục sửa đổi các quy định của Luật Phá sản năm 2004 về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp trong việc hoàn thiện các quy định về phục hồi doanh nghiệp và cũng để Luật Phá sản năm 2004 mang tính thực tiễn cao hơn, đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể sau đây:

3.2.1. Mở rộng đối tượng áp dụng tại điều 2 của Luật Phá sản năm 2004

Vận dụng kinh nghiệm từ Pháp, để mở rộng đối tượng tại điều 2 này, cần bổ sung những quy định mới về phục hồi doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đề tài cho rằng, cần phải bổ sung đối tượng áp dụng của Luật thêm 2 đối tượng là cá nhân và hộ kinh doanh cá thể. Theo Luật Phá sản năm 2004, đối tượng áp dụng là doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có cá nhân và hộ kinh doanh cá thể. Từ kinh nghiệm của Pháp, đề tài cho rằng cần bổ sung hai đối tượng này vào Luật. Đưa thêm 2 đối tượng này vào Luật phá sản thì sau này, trong quá trình hoạt động, nếu bị phá sản, họ cũng sẽ được áp dụng các quy định về phục hồi hoạt động kinh doanh của mình. Việc bổ sung hai đối tượng này sẽ làm cho Luật phá sản Việt Nam năm 2004 phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Việt Nam cũng như tương thích với luật của Pháp và luật của các nước khác.

3.2.2. Bổ sung những quy định tại chương VI, mục 1 của Luật Phá sản năm 2004 về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

Như đã phân tích ở phần trên, với 10 điều từ điều 68 đến điều 77, những quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh trong Luật Phá sản năm 2004 là quá sơ sài và thiếu tính khả thi. Vì vậy, từ kinh nghiệm của Pháp, đề tài cho rằng cần có sự bổ sung, sửa đổi để những quy định này mang tính thực tiễn cao hơn. Cụ thể, cần bổ sung những quy định dưới đây vào chương VI, mục 1 của Luật Phá sản năm 2004:

Thứ nhất, Bổ sung các quy định tăng cường vai trò của Tòa án trong quá trình phục hồi doanh nghiệp. Có thể nói, Luật phá sản của Việt Nam cần thay đổi tư duy nhìn nhận về vai trò của Tòa án trong cả quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Là một nước phát triển ở Châu Âu, các doanh nghiệp của Pháp là các doanh nghiệp có thế mạnh về vốn, về công nghệ, về năng lực quản lý…Tuy vậy, khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, để được phục hồi hoạt động, các doanh nghiệp này vẫn cần sự hỗ trợ rất nhiều của Tòa án thông qua Chánh án, Thẩm phán, ủy viên (xem thêm sơ đồ 3) với rất nhiều quyền lực. Vì vậy, đề tài cho rằng cần tăng cường hơn nữa vai trò của Tòa án Việt Nam trong quá trình thực

hiện thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp: Tòa án phải là người kiểm tra, giám sát và toàn quyền ra quyết định. Hội nghị chủ nợ chỉ nên có ý kiến đề xuất.

Thứ hai, bổ sung giai đoạn giám sát và cơ quan giám sát vào quá tình thực hiện thủ tục phục hồi. Kinh nghiệm của Pháp cho thấy, giai đoạn giám sát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài cho rằng cần học tập kinh nghiệm của Pháp về vấn đề này. Nghĩa là cần bổ sung giai đoạn giám sát vào thủ tục phục hồi doanh nghiệp, như Luật phá sản của Pháp quy định. Để giai đoạn giám sát có thể được thực hiện hiệu quả, cần đưa vào chương VI những quy định cho phép thành lập cơ quan giám sát. Đó là các chủ nợ nhưng bên cạnh các chủ nợ này còn có Viện Kiểm sát và Đại diện người lao động (như sơ đồ 3 đã trình bày). Đây là kinh nghiệm rất hay trong Luật của Pháp và nó cũng dễ dàng thực thi ở Việt Nam. Chỉ có điều là cần phải bổ sung vào chương VI, mục 1 của Luật Phá sản năm 2004 về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này trong giai đoạn giám sát.

Thứ ba, bổ sung những quy định về chủ nợ mới, trong đó phải quy định quyền được ưu tiên thanh toán trước các khoản nợ của chủ nợ mới so với các chủ nợ cũ. Kinh nghiệm của Pháp cho thấy việc quy định cho phép chủ nợ mới được xuất hiện trong giai đoạn phục hồi sẽ làm cho việc phục hồi có tính khả thi cao hơn. Chính vì vậy, Luật phá sản Việt Nam nên có những quy định về vị trí, vai trò, quyền của chủ nợ mới trong quá trình phục hồi hoạt động doanh nghiệp .

Thứ tư, bổ sung vào Chương VI, mục 1 những quy định về các biện pháp giảm nhẹ về tài chính cho doanh nghiệp đã mở thủ tục phá sản. Kinh nghiệm từ Pháp cho thấy luật phá sản của Pháp trao quyền cho Thẩm phán được giãn nợ cho con nợ đã được mở thủ tục phá sản. Đây là kinh nghiệm rất hay, vì vậy, đề tài kiến nghị bổ sung những quy định này vào Luật Phá sản năm 2004.

3.3. Các giải pháp tăng cƣờng thi hành các quy định về phục hồi doanh nghiệp trong Luật Phá sản năm 2004

3.3.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của Luật phá sản

Như đã nói, thủ tục phục hồi khiến cho pháp luật phá sản trở nên hợp lý hơn, không đơn giản chỉ dừng ở chỗ là cỗ “máy chém” các doanh nghiệp làm ăn

kém hiệu quả như trước nữa. Thực tế cho thấy “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, quá trình “cứu chữa” cho doanh nghiệp được bắt đầu từ trước thời điểm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nói cách khác thực chất đó là quá trình “phòng bệnh” cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Để làm được như vậy, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của pháp luật phá sản và ý nghĩa của thủ tục phục hồi haotj động của doanh nghiệp trong Luật Phá sản năm 2004. Đây không thể là việc làm một sớm một chiều mà nó phải bao gồm nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục.

Để nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cần phải làm cho mọi công dân, doanh nghiệp hiểu biết rõ về mục tiêu của luật phá sản. Ngày nay, mục tiêu của luật phá sản không chỉ là bảo vệ quyền lợi cảu chủ nợ mà quan trọng hơn là bảo vệ cả quyền lợi cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, là phục hồi và tái tạo doanh nghiệp. Một khi hiểu rõ được mục tiêu tích cực của luật phá sản, các doanh nghiệp cũng như mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi cơ quan dễ dàng tự giác thi hành luật phá sản.

3.3.2. Tăng cường giới thiệu và tuyên truyền về pháp luật phá sản và lợi ích của việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên, một thực tế đáng buồn là ở Việt Nam, một trong những đạo luật không có đất sống trong thực tiễn chính là Luật phá sản. Nguyên nhân khách quan là do cơ chế nhưng nguyên nhân chủ quan là do sự thiếu hiểu biết về Luật này. Vì vậy, việc tăng cường giới thiệu và tuyên truyền về pháp luật phá sản nói chung và về phục hồi doanh nghiệp nói riêng là việc cần phải làm ngay, đặc biệt là khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã bước sang giai đoạn sâu, rộng. Cạnh tranh sẽ khốc liệt và tình trạng phá sản sẽ là hiển nhiên. Việc tăng cường giới thiệu và tuyên truyền này có thể được thực hiện thông qua các biện pháp như:

Trước mắt, phải phát động một cuộc thi tìm hiểu về Luật phá sản và các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, giải thưởng doanh nghiệp, giải thưởng sinh viên… Ngoài ra, phải đưa vào chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo những

nội dung cơ bản về Luật phá sản thay vì nó chỉ được giảng dạy ở một vài cơ sở đào tạo luật của Việt Nam.

Trong dài hạn, cần phải đưa một phần pháp luật phá sản vào trong chương trình đào tạo cử nhân kinh tế, cử nhân quản trị kinh doanh, cử nhân ngành tài chính, ngân hàng … hoặc đưa vào chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành luật kinh doanh hoặc quản trị doanh nghiệp những vấn đề chuyên sâu hơn về pháp luật phá sản Việt Nam và của các nước để thế hệ tương lai có thể nắm bắt được mọi kiến thức cần thiết. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới ý thức được vấn đề phá sản để có biện pháp phòng ngừa. Và trong trường hợp bị phá sản, họ sẽ có thể linh hoạt sử dụng Luật phá sản cũng như thủ tục phục hồi doanh nghiệp khi cần thiết để biến phá sản và phục hồi doanh nghiệp trở thành một công cụ trợ giúp trực tiếp và đắc lực cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế mở cửa, hội nhập với cạnh tranh khốc liệt và đầy rủi ro này.

3.3.3. Thay đổi quan niệm của xã hội về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp

Cho đến bây giờ, ở Việt Nam, thủ tục phục hồi vẫn chưa được coi là một thủ tục độc lập trong quá trình phá sản. Đối với quan niệm chung, phục hồi doanh nghiệp vẫn chỉ là một bước đệm mang tính chất hành chính cần phải vượt qua trước khi tiến hành thủ tục thanh lý. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm và cần phải được thay đổi. Quan niệm trên dẫn tới sự hời hợt của các nhà làm luật đồng thời là sự hời hợt của những người thực thi luật pháp. Tầm quan trọng của thủ tục phục hồi và những ích lợi mà nó mang lại phải được nhấn mạnh và quan tâm hàng đầu trước cả quá trình thanh lý tài sản. Khi Luật Phá sản năm 2004 ra đời, quan niệm về thủ tục phá sản đã có thay đổi. Các nhà làm luật đã nhìn nhận thủ tục phục hồi trong thủ tục phá sản là một giai đoạn độc lập. Tuy nhiên, những quy định về phục hồi doanh nghiệp trong Luật vẫn còn quá sơ sài. Các nhà làm luật cần phải thay đổi nhận thức. Họ phải hiểu chính xác rằng quá trình phục hồi là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong thực tế, quá trình phục hồi phát sinh theo nó rất nhiều các tình huống khác nhau cho nên cần phải có những quy định cụ thể hơn cho từng trường hợp riêng biệt. Bằng việc bổ sung thêm các quy

định dựa theo kinh nghiệm của Pháp, như đã đề xuất ở trên, về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp vào Luật Phá sản năm 2004, nhận thức của xã hội về vấn đề này chắc chắn sẽ có sự thay đổi theo hướng tích cực và điều này chính là động lực quan trọng để thi hành hiệu quả Luật Phá sản trong thời gian tới.

3.3.4. Tăng cường tính chủ động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Đối với các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bài toán khó là làm sao để doanh nghiệp nhận thức được cơ hội có được từ thủ tục phục hồi doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp này vẫn chưa thoát khỏi nỗi sợ hãi của hai từ “phá sản”. Bởi phá sản, nếu không phải là một điểm kết thúc của một doanh nghiệp, thì tâm lý chung vẫn cho phá sản là một vết đen trong lý lịch của công ty. Một công ty, một khi bị “mang tiếng” phá sản thì sẽ rất khó để vươn lên trở lại trong hoạt động kinh doanh. Thực ra nỗi sợ hãi này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết khi chưa bao giờ phải trải qua thời kỳ phá sản của các doanh nghiệp. Từ góc độ tiếp cận luật pháp, điều cần làm là giúp cho các doanh nghiệp này hiểu ý nghĩa và mục đích thật sự của thủ tục phá sản để giúp cho các doanh nghiệp này không còn ngại ngần khi chủ động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, từ đó mới tiến tới thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, tự bản thân các doanh nghiệp này cũng phải chủ động và nỗ lực trong việc đề xuất phương án phục hồi doanh nghiệp nếu họ thật sự muốn được tái tạo lại. Bản thân họ phải nắm vững yêu cầu khi đưa ra các biện pháp được luật cho phép để phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn xa lạ với 7 biện pháp phục hồi doanh nghiệp được quy định tại điều 69 của Luật Phá sản năm 2004. Chính vì vậy, sự chủ động của chính các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

3.3.5. Giảm thiểu sự quá tải của Thẩm phán

Các Thẩm phán phải làm việc quá tải không chỉ bởi số lượng các vụ phá sản mà họ phải thụ lý mà còn bởi có quá nhiều công việc đòi hỏi tính chuyên môn trong ngành kinh tế chứ không phải là luật. Khó khăn này có thể được giải quyết theo hai biện pháp không mâu thuẫn nhau nhưng có thể phát triển độc lập.

Thứ nhất là giảm dần gánh nặng cho Thẩm phán bằng cách chia công việc cho các chuyên viên. Học tập kinh nghiệm từ Pháp, Thẩm phán chỉ phải lo một bộ phận chuyên trách về luật, còn các nghiệp vụ khác đã có cơ quan chuyên môn phụ trách (xem thêm sơ đồ 3). Với hướng giải quyết này, các Thẩm phán sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều, không mất công đào tạo lại hoặc đào tạo thêm. Tuy nhiên chi phí cho một vụ phục hồi hoạt động của doanh nghiệp thành công sẽ không nhỏ. Bởi so với hiện tại, lực lượng chuyên gia được huy động vào giải quyết thủ tục phục hồi sẽ nhiều hơn rất nhiều. Trong đó bao gồm cả những lực lượng mới như chuyên gia kinh tế, chuyên gia phân tích dự án hoặc các chuyên gia, cố vấn chuyên môn nhằm tạo ra được phương án phục hồi hiệu quả cũng như theo sát được doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN THEO LUẬT CỦA PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)