Vị trí vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật về doanh nghiệp lâm

Một phần của tài liệu PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN THEO LUẬT CỦA PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

1. Giới thiệu tổng quan về pháp luật phá sản của Pháp

1.2. Vị trí vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật về doanh nghiệp lâm

1.2. Vị trí vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp trong luật về doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn của Pháp nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn của Pháp

Những phân tích ở trên đây cho thấy, pháp luật phá sản của Pháp cho đến nay đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và cho đến nay, Pháp đã xây dựng được một hệ thống pháp luật phá sản đồng bộ, đầy đủ, hiện đại với nhiều thủ tục, quy định áp dụng cho các trường hợp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng khó khăn của từng doanh nghiệp. Thủ tục phá sản hiện hành được đề cập tại quyển VI của Bộ luật Thương mại năm 2009, trong phần pháp luật về các doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn. Phần này không chỉ bao gồm những quy định về thủ tục phá sản mà còn bao gồm cả cơ chế phòng ngừa tình trạng khó khăn của doanh nghiệp. Riêng các quy định về phá sản, Luật của Pháp đưa ra ba thủ tục có thể áp dụng tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình hoạt động của doanh nghiệp: Thủ tục cứu doanh nghiệp, Thủ tục phục hồi doanh nghiệp và Thủ tục thanh lý ( xem sơ đồ 2 ).

Thủ tục cứu doanh nghiệp là một điểm khác biệt trong luật của Pháp so với luật Việt Nam bởi vì Luật phá sản của Việt Nam năm 2004 không có quy định nào về thủ tục này. Đây là thủ tục được áp dụng đối với các doanh nghiệp chưa thực sự rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhưng tình trạng của doanh nghiệp đã ở mức rất xấu, việc mất khả năng thanh toán là không thể tránh khỏi và sớm muộn gì cũng xảy ra. Kể từ khi ra đời, Thủ tục cứu doanh nghiệp đã được các doanh nghiệp Pháp chào đón và số vụ áp dụng thủ tục này không ngừng tăng lên.

Sơ đồ 2: Phác thảo sơ đồ thủ tục phá sản của Pháp

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục

Quyết định của Tòa án

Cứu doanh nghiệp

(1%)

Phục hồi doanh nghiệp

(34%)

Thanh lý tài sản

(65%)

Giai đoạn quan sát

(<6 tháng, có khả năng có gia hạn thêm)

Thi hành các kế hoạch trên? Xử lý nợ?

Có Không

Hủy kế hoạch và chuyển đổi quyết định của Tòa án Có Không Kết thúc thủ tục do hoàn tất trả nợ Tòa có thể ra bản án truy cứu trách nhiệm của Lãnh đạo

Công ty (phá sản cá nhân, cấm điều hành doanh nghiệp…) Kết thúc thủ tục do không có tài sản trả nợ Nguồn: http://www.infolegale.fr/jugements.html

Quyết định của Tòa án về việc tiếp tục hoạt động của Doanh

nghiệp

Tòa án từ chối cho Doanh nghiệp tiếp tục hoạt động

Kế hoạch phục hồi doanh nghiệp

Kế hoạch nhượng tài sản

Năm 2008 có 694 vụ được mở Thủ tục cứu doanh nghiệp, tăng khoảng 35% so với năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, trên thực tế, do mới xuất hiện kể từ năm 2005 (quy định bởi Luật 2005-845) nên tỉ lệ áp dụng Thủ tục cứu doanh nghiệp trong các Thủ tục phá sản còn chưa cao, chỉ chiếm 1,26% (năm 2008) trong số các Thủ tục phá sản được mở tại Pháp 19.

Thủ tục phục hồi doanh nghiệp và Thủ tục thanh lý là hai thủ tục phá sản được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tùy từng trường hợp, doanh nghiệp có thể áp dụng thủ tục phục hồi trước và chuyển sang thủ tục thanh lý nếu việc phục hồi không thành công, hoặc áp dụng ngay thủ tục thanh lý nếu xét thấy doanh nghiệp đã ở trong tình trạng không thể cứu vãn. Tại Pháp, tình hình áp dụng hai thủ tục này là khá khả quan. Chỉ tính riêng năm 2007, nếu như ở Việt Nam, số vụ phá sản được thụ lý mới chỉ là 175 20 vụ thì con số đó tại Pháp là 49 700 vụ 21.

Riêng về thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp, số vụ được mở thủ tục này ở Pháp đã không ngừng tăng trong giai đoạn 2005-2008 (xem bảng 1). Tỷ lệ Thủ tục phục hồi doanh nghiệp trong thủ tục phá sản cũng luôn giữ ở mức từ 32 đến 35% 22. Đây là một điều đáng học tập đối với Việt Nam, khi mà tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một vụ phá sản nào của doanh nghiệp Việt Nam được áp dụng Thủ tục phục hồi 23.

Bảng 1: Số vụ mở Thủ tục phục hồi tại Pháp giai đoạn 2005 - 2008

Năm 2005 2006 2007 2008 Số vụ 17453 16046 17108 17940 Tỷ lệ so với tổng số thủ tục phá sản đƣợc mở 35,4% 34,1% 34,4% 32,7%

Nguồn: Deloitte, nghiên cứu về “Doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn tại Pháp - Ảnh hương của cuộc

khủng hoảng kinh tế-tài chính”, tháng 3-2009, tr15

19

Deloitte, nghiên cứu về “Doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn tại Pháp - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính”, tháng 3-2009, tr6

20 Bộ Tư Pháp, “Báo cáo rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004”, ngày 29/12/2008

21

Deloitte, sách đã dẫn, tr15

22 Deloitte, nghiên cứu về “Doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn tại Pháp - Ảnh hương của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính”, tháng 3-2009, tr15

Những phân tích ở trên đây cho thấy những quy định về phục hồi doanh nghiệp là một trong ba thủ tục liên quan đến phá sản theo luật phá sản hiện hành của Pháp. Theo quy định của Pháp, trước khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể áp dụng thủ tục cứu doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải áp dụng mọi khả năng có thể để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu không tránh được tình trạng này thì cho phép lựa chọn hai tình huống: hoặc là thi hành thủ tục phục hồi, hoặc là thanh lý tài sản. Trong phạm vi của đề tài này, nhóm tác giả sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thủ tục phục hồi doanh nghiệp theo luật phá sản Pháp và từ đó so sánh để tìm kiếm bài học đối với Việt Nam. Vấn đề cứu doanh nghiệp và vấn đề thanh lý tài sản không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, bởi vì vấn đề cứu doanh nghiệp không có trong quy định của pháp luật về phá sản của Việt Nam còn vấn đề thanh lý tài sản là vấn đề có mục tiêu khác, không phải là mục tiêu tái tạo doanh nghiệp - mục tiêu là đối tượng nghiên cứu của đề tài này.

Một phần của tài liệu PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN THEO LUẬT CỦA PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)