Dự báo về tình hình phá sản của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN THEO LUẬT CỦA PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM (Trang 56 - 60)

1. Dự báo về tình hình phá sản của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới gian tới

1.1. Cơ sở để dự báo

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Đề tài chỉ tập trung xem xét, làm rõ hai yếu tố cơ bản có tác động chung đến hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đó là việc Việt Nam gia nhập WTO và tình hình suy thoái kinh tế thế giới có những tác động như thế nào đến khả năng phá sản của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để đề tài

đưa ra dự báo:

Thứ nhất, với việc gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt ngay trên sân nhà mà hậu quả tất yếu là doanh nghiệp yếu kém sẽ bị phá sản nhiều hơn. Đã hơn hai năm kể từ khi Việt Nam trở thành Thành viên chính thức của WTO (ngày 11/1/2007), bên cạnh những cơ hội mà WTO mang lại thì doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Thị trường mở cửa dẫn đến cạnh tranh tăng lên làm cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khó thích ứng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề như: thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý, những rào cản thương mại phi thuế quan ngày càng tinh vi, vấn đề ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, hạ tầng giao thông, viễn thông yếu kém, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ thấp, năng lực tài chính còn hạn hẹp, Nhà nước phải xóa bỏ trợ cấp và bảo hộ theo cam kết trong WTO… Những khó khăn này không được kịp thời giải quyết thì việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ trở nên khốc liệt và chắc chắn, tình trạng phá sản của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng.

Thứ hai, tình hình suy thoái kinh tế thế giới sẽ có những tác động tiêu cực đến tất cả các doanh nghiệp trên thế giới trong đó có doanh nghiệp Việt Nam. Theo đánh giá của của các tổ chức và chuyên gia trên thế giới, kinh tế thế giới đang bước vào một thời kì bất ổn với nhiều thách thức. Trong Báo cáo của Ngân hàng Thế giới ngày 31/3/2009, kinh tế toàn cầu được dự báo là sẽ tăng trưởng âm 1,7% trong cả năm 2009, trong đó nền kinh tế thuộc khối OECD sẽ tăng trưởng âm 3%, các nước đang phát triển tăng trưởng khoảng 2,1% 32. Như vậy, xu thế sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra và Việt Nam cũng không nằm ngoài những biến động đó. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 mới đạt 32,3 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2008 và chỉ bằng 50% kế hoạch đề ra 33. Xuất khẩu giảm sút vì thị trường xuất khẩu chủ

32

Website:

http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/EXTDEC/EXTDECPROSPECTS/EXTGBLPROSPECT SAPRIL/0,,menuPK:659178~pagePK:64218926~piPK:64218953~theSitePK:659149,00.html

yếu của nước ta là Mỹ và châu Âu nên khi các thị trường này rơi vào suy thoái và lâm vào khó khăn thì nhu cầu giảm sút là điều tất yếu. Việc giảm sút nhu cầu sẽ làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam vào các thị trường này sẽ ít đi, mà như thế sẽ tác động đáng kể làm giảm GDP.

Việc hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài - nơi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng - sẽ bị gián đoạn hay ngưng trệ do phía bạn gặp khó khăn trong tài chính. Điều này tác động xấu đến các dự án đầu tư của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Các hợp đồng thương mại được ký kết với đối tác nước ngoài đã hoặc đang bị ngưng trệ sẽ đẩy các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào rủi ro do không thu được tiền hàng là rất cao. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến tình hình tài chính hiện tại của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp và đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Theo báo cáo quí I năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ tăng trưởng ở mức rất thấp (2,1%) so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước đã giảm so với cùng kỳ, hai khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài chỉ đạt tăng trưởng ở mức thấp. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp và các địa phương đều có mức tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm 2008 34. Như vậy, nếu không có những biện pháp đủ mạnh và hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tránh khỏi tình trạng phá sản.

1.2. Các con số dự báo

Chiếm một số lượng rất lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có 349 309 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký lên đến 1 389 000 tỷ đồng (tương đương 84,1 tỷ USD). Trong số này, hơn 95% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tương đương với khoảng trên 331 843 doanh nghiệp.

34 Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư «Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh ngành công

nghiệp Quý I năm 2009» Website:

http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/ptktxh/16873/299064?p_page_id=412579&p_cateid=3535 55&item_id=2041211&article_details=1

Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là các doanh nghiệp mạnh; trái lại, các doanh nghiệp này lại là đối tượng dễ bị "tổn thương" nhất khi nền kinh tế bị rơi vào suy thoái do những hạn chế về công nghệ, về năng lực quản lý, điều hành, thiếu vốn và thiếu khả năng tiếp cận với thị trường bên ngoài. Chính các hạn chế này sẽ đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa về tác động của khủng hoảng kinh tế đối với các doanh nghiệp này cho thấy, trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp gặp khó khăn chiếm trung bình khoảng 70% (tương đương 232 290 doanh nghiệp), số doanh nghiệp rất khó khăn chiếm đến khoảng 20% (tương đương trên 66 368 doanh nghiệp). Đến nay, trong tổng số 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng bên bờ vực phá sản, đã có tới 7000 doanh nghiệp tuyên bố giải thể và hơn 3000 doanh nghiệp khác đã phải ngừng sản xuất. Ngoài ra, tính mức trung bình chung cho cả khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức suy giảm lên tới 30-50% so với trước đây 35.

Theo kết quả Kiểm toán 224/318 doanh nghiệp nhà nước, được Kiểm toán Nhà nước công bố vào ngày 23/7/2009 36, hiện có không ít các doanh nghiệp có tên tuổi lớn (như Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 5, Tổng Công ty Lắp máy….) có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn mức bình quân chung. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động bằng vốn vay, vốn chiếm dụng nên cơ cấu tài chính bấp bênh, chi phí lãi vay cao nên khả năng thua lỗ là điều rất dễ nhận thấy. Với các con số cảnh báo như vậy, có thể nói, nếu không được tiếp cận kịp thời với các nguồn vốn và tài chính cần thiết, nếu không có một Luật phá sản với những quy định phù hợp về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bộ phận doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nền kinh tế, sẽ có thể bị phá sản hàng loạt. Đây sẽ không chỉ là cú sốc lớn cho nền kinh tế mà còn là cú sốc lớn đối với sự ổn định của cả nước nói chung trên cả ba phương diện: kinh tế- chính trị- xã hội.

35

Website Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, “Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp Quý I năm 2009”:

http://ncseif.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=33&nid=13389

Một phần của tài liệu PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN THEO LUẬT CỦA PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)