hoạt động của doanh nghiệp
Những phân tích ở trên cho thấy, mặc dù việc phục hồi hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán là mục tiêu của Luật phá sản của Pháp hiện nay, tuy nhiên đây là công việc hết sức phức tạp với nhiều thủ tục, nhiều quy định liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan. Một điều dễ nhận thấy, theo Luật phá sản của Pháp, là những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp mặc dù đã được sửa đồi nhiều lần nhưng những quy định này vẫn còn nhược điểm là rườm rà, phức tạp với thời hạn để phục hồi lên đến 10 năm và chưa có quy định về bảo vệ một cách tối ưu quyền và lợi ích của người lao động.
Song, không thể không thừa nhận những điểm tích cực trong các quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp theo luật phá sản của Pháp. Những quy định tích cực đó là:
Thứ nhất, đối tượng được phục hồi không chỉ là các doanh nghiệp mà cả các cá nhân làm nghề tự do trong lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp ... Điều này làm cho luật phá sản được cả xã hội đón nhận cũng như nâng cao vai trò của pháp luật phá sản nói chung và tăng cường tác động của việc thi hành các quy định về phục hồi hoạt động trong luật phá sản đối với các đối tượng khác nhau;
Thứ hai, việc xác định tình trạng mất khả năng thanh toán được quy định khá cụ thể dựa trên sự phân biệt tài sản sẵn có và tài sản có. Điểm này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan, cho các bộ phận có liên quan trong việc dễ dàng xác định tình
trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp;
Thứ ba, vai trò của Tòa án rất quan trọng trong cả quá trình thực hiện thủ tục phục hồi. Những phân tích ở trên cho thấy Tòa án không chỉ có vai trò quan trọng trong việc mở thủ tục phá sản mà cả ở thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Với ý nghĩa là cơ quan tư pháp, Tòa án được giao rất nhiều quyền, trong giai đoạn phục hồi, so với chủ nợ. Chính điều này đã làm cho thủ tục phục hồi doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả hơn;
Thứ tư, những quy định về giai đoạn quan sát với sự ưu đãi dành cho chủ nợ mới và phương án phục hồi chỉ cần sự “cầm cân nảy mực” của Tòa án đã làm cho thủ tục phục hồi được quyết định nhanh và hiệu quả hơn. Nói cách khác, việc đưa ra các quy định về quyền của chủ nợ mới trong giai đoạn phục hồi đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp.
Chƣơng III
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT PHÁ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÁO GỠ
TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM TỪ PHÁP
Nghiên cứu những quy định về phục hồi doanh nghiệp theo Luật phá sản của Pháp cho thấy đây là vấn đề hết sức phức tạp. Ngay như Cộng hòa Pháp, một nước châu Âu phát triển thuộc hệ thống pháp luật Civil Law mà cũng đã nhiều lần thay đổi, bổ sung luật phá sản nói chung và những quy định về phục hồi doanh nghiệp nói riêng để làm cho chúng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp và từ đó làm cho những quy định này có sức sống trong thực tiễn. Vậy pháp luật phá sản của Việt Nam thì như thế nào, đặc biệt là những quy định về phục hồi hoạt động của doanh nghiệp? Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đầu (từ năm 1945 đến năm 1986) lại vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa, bao cấp, phi thị trường nên ở giai đoạn này không có luật phá sản. Mãi đến năm 1993, luật phá sản đầu tiên mới được ban hành và cho đến nay luật này cũng mới chỉ được sửa đổi 2 lần. Vì vậy, sẽ có rất nhiều vấn đề đặt ra cho pháp luật phá sản của Việt Nam nói chung và cho những quy định về phục hồi doanh nghiệp nói riêng.
Để phân tích những vấn đề đặt ra cho pháp luật phá sản của Việt Nam, trước hết đề tài sẽ đưa ra dự báo về tình hình phá sản của doanh nghiệp Việt Nam