Yếu tố từ phía doanh nghiệp xuẩt nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT Từ Liêm (Trang 33 - 34)

Nhu cầu tài trợ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ngân hàng chỉ có thể cho vay vốn được khi khách hàng có nhu cầu vay. Có cầu thì mới có cung, cầu càng lớn thì cung mới có cơ hội phát triển. Nếu nhu cầu của DNXNK càng lớn thì mới tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng tài trợ, gia tăng thị phần và gia tăng doanh thu từ hoạt động này. Ngược lại khi nhu cầu của các DNXNK ít sẽ hạn chế sự phát triển của hoạt động tín dụng TTXNK, không chỉ quy mô tín dụng và doanh thu giảm mà ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững thị phần, thị trường do nhu cầu của các doanh nghiệp ít làm cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.

Trình độ quản lý, năng lực kinh doanh của các DNXNK.

Nếu trình độ quản lý, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay của ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi, trả nợ ngân hàng đúng thời hạn giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ quá hạn tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng TTXNK phát triển. Ngược lại khi trình độ quản lý, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thấp, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, khả năng trả nợ bị suy giảm. Doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ dẫn tới nợ quá hạn của ngân hàng tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng TTXNK, hạn chế sự phát triển của hoạt động tín dụng TTXNK của ngân hàng.

Kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các DNXNK.

Hoạt động kinh doanh quốc tế luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chính vì vậy để đạt được thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi các DNXNK phải có kiến thức sâu rộng về văn hoá, xã hội, luật pháp, thông lệ và tập quán thương mại các

nước. Sự thành công hay thất bại của DNXNK có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng. Đối với những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, có sự am hiểu về bạn hàng, thị trường xuất- nhập khẩu, luật pháp và thương mại các nước…thì khả năng thành công của thương vụ rất cao. Mức độ thành công cao không chỉ giúp DNXNK nhận được mức tài trợ lớn và dễ dàng từ ngân hàng mà còn đảm bảo cho ngân hàng thu hồi được vốn tài trợ nhanh chóng. Ngược lại đối với những doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, kinh nghiệm còn rất ít dễ gặp phải các rủi ro như: bị đối tác nước ngoài lừa giao hàng nhưng không thanh toán hoặc bị ép phải bán lỗ với với DNXK hay bị giao hàng thiếu, không đúng với số lượng, chất lượng như thoả thuận đối với DNNK…Những rủi ro với khách hàng XNK cũng sẽ ảnh hưởng tới ngân hàng tài trợ, ngân hàng sẽ khó thu hồi được các khoản tài trợ của mình, nguy cơ nợ quá hạn tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng nói riêng và hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK nói chung.

Chương I đã khái quát hóa toàn bộ hệ thống lý luận về hoạt động tín dụng TTXNK cũng như hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK tại các ngân hàng thương mại hiện nay. Trên cơ sở đó, chương II sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng TTXNK nói chung và thực trạng hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK nói riêng tại NHNo&PTNT Từ Liêm giai đoạn 2006-2008.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT Từ Liêm (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w