Phương pháp sinh học

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy nước mắm 5 triệu lít/năm (Trang 111 - 112)

Phương pháp xử lý sinh học thường dùng để loại trừ các chất phân tán nhỏ, keo, và các hợp chất hữu cơ (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Cơ sở của phương pháp là dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Chúng sử dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng để xây dựng tế bào và sinh năng lượng.

Phương pháp sinh học để xử lý nước thải chia làm 2 loại tùy theo điều kiện xảy ra quá trình phân hủy. Đó là:

- Xử lý hiếu khí: là quá trình phân hủy xảy ra với sự có mặt của oxy

- Xử lý kỵ khí (yếm khí): là quá trình phân hủy xảy ra trong điều kiện không có mặt của oxy

Các mô hình xử lý bằng phương pháp sau:

- Các quá trình xử lý được thực hiện trong điều kiện tự nhiên như: bãi lọc, cánh đồng túi, bể sinh học (bể hiếu khí, bể kỵ khí).

- Quá trình xử lý được thực hiện trong điều kiện nhân tạo bao gồm: hiếu khí có bể biophin, bể caroten, mương oxy hóa tuần hoàn, kỵ khí có thiết bị phân hủy, bể phân hủy hoặc lò phản ứng kỵ khí,…

Tính chất nước thải nhà máy nước mắm hầu như chỉ ô nhiễm chất hữu cơ. Hàm lượng SS không cao. Tỉ lệ BOD5 : COD là 0,66 nên nước thải này thích hợp được xử lý bằng công trình sinh học. Tuy nhiên cần lưu ý là nước thải nhà máy nước mắm có nồng độ muối cao, đây là yếu tố sẽảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong bùn hoạt tính, làm giảm hiệu quả quá trình chuyển hóa của vi sinh vật. Do vậy để nâng cao hiệu quả quá trình xử lý nước thải thì vi sinh vật sử dụng trong bùn hoạt tính là những vi sinh vật chịu được nồng độ muối cao khoảng 4000 mg/l để có thểđảm bảo sự sinh trưởng và phát triển trong nước thải.

http://www.ebook.edu.vn Nguyễn Thị Hiền - Lớp CNLM – K50 112

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy nước mắm 5 triệu lít/năm (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)