IV. Phân theo thời hạn:
Ngân hàng có thể tiếp nhận nhờ thu do các ngân hàng nước ngoài gửi đến.
Ngân hàng có thể tiếp nhận nhờ thu do các ngân hàng nước ngoài gửi đến. Trường hợp đặc biệt, chứng từ có thể do khách hàng nước ngoài trực tiếp gửi đến nhưng phải có xác thực được người phát lệnh nhờ thu và các chỉ thị tiếp theo liên quan đến lệnh nhờ thu đó để tránh tranh chấp về pháp lý sau này.
* Kiểm tra chứng từ nhờ thu:
Thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhờ thu, kiểm tra, đối chiếu số lượng các loại chứng từ nhận được với bảng kê chứng từ của ngân hàng gửi chứng từ. Mặc dù ngân hàng nhận nhờ thu không có trách nhiệm kiểm tra nội dung của bất cứ chứng từ nào nhưng vẫn phải kiểm tra vận đơn và ký hậu vận đơn.
* Thông báo nhờ thu và xử lý nhờ thu:
Sau khi nhận lệnh nhờ thu kèm chứng từ, nếu lệnh nhờ thu là rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin thì thanh toán viên sẽ lập thông báo cho khách hàng (người trả tiền) về bộ chứng từ nhờ thu đến. Kiểm soát viên sẽ kiểm soát và ký trên thông báo nhờ thu trước khi chuyển thông báo nhờ thu và bộ chứng từ nhờ thu cho khách hàng.
* Xử lý thông tin trong quá trình nhờ thu:
Quá trình nhận chứng từ, thông báo nhờ thu và nhận tiền thanh toán từ người trả tiền, nếu có vướng mắc, lập điện MT499/ MT999 tra soát và xin chỉ thị của ngân hàng gửi chứng từ.
* Thanh toán và chấp nhận thanh toán:
- Thanh toán: Thanh toán viên lập điện MT202 hoặc điện chuyển tiền MT103 theo đúng chỉ dẫn của người uỷ thác, thu các khoản phí và tạo bút toán. Sau đó toàn bộ hồ sơ được chuyển cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu giữa lệnh chi/ giấy nộp tiền mặt của khách hàng với điện thanh toán và các bút toán hạch toán số tiền chuyển cho ngân hàng hưởng hoặc người hưởng, số tiền thu phí dịch vụ và thuế VAT. Sau khi đã khớp đúng, toàn bộ hồ sơ sẽ chuyển cho Giám đốc hoặc gười được uỷ quyền phê duyệt trước khi phê duyệt điện trên hệ thống INCAS.